Thổ Nhĩ Kỳ dọa mua tên lửa Trung Quốc để bắt bí NATO
- Thứ Tư, 25 tháng Hai năm 2015 20:48
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Một giàn phóng tên lửa của NATO gần sân bay Diyarbakir, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ - AFP /Mehdi Fedouach
Lẽ nào Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên quan trọng trong Liên minh Bắc Đai Tây Dương NATO lại sử dụng tên lửa do Trung Quốc chế tạo ?
Điều khó có thể tưởng tượng ra này lại vừa được chính quyền Ankara nêu bật trở lại, trong một động thái được giới quan sát cho là chỉ nhằm bắt bí một số thành viên NATO cả về thương mại lẫn chính trị.
Vụ việc bắt đầu từ cách nay hai năm, tức là vào năm 2013. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lúc ấy đã khiến các đồng minh NATO sửng sốt khi thông báo đã chọn loại tên lửa địa đối không tối tân do Trung Quốc chế tạo để trang bị cho quân đội của mình.
Đây là một hợp đồng trị giá 3 tỷ euro, có ba tập đoàn đấu thầu : Tập đoàn cơ khi Trung Quốc CPMIEC (China Precision Machinery Export-Import Corporation), hai tập đoàn Mỹ Raytheon và Lockheed Martin liên kết với nhau, và tập đoàn Pháp Ý Eurosam.
Quyết định này đã gây ra phán ứng mạnh mẽ nơi các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO.
Tất cả đều cho rằng tên lửa Trung Quốc không phù hợp với hệ thống vũ khí sử dụng trong toàn khối, trong lúc tập đoàn Trung Quốc CPMIEC lại bị Mỹ trừng phạt về tội cung cấp vũ khí cho Syria và Iran đang bị cấm vận.
Trước sức ép quá nặng nề, Ankara đã buộc phải xét lại quyết định của mình và mời các tập đoàn phương Tây bị loại tham gia đấu thầu trở lại, và theo những tiết lộ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thì trong dường như Châu Âu có lợi thế trong cuộc đua mới này.
Thế nhưng trong những ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến tranh cãi bùng lên trở lại khi liên tiếp bắn tin cho biết là tập đoàn Trung Quốc có rất nhiều khả năng trúng thầu.
Cách nay một tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz đã hàm ý cho là có lẽ Trung Quốc sẽ thắng, khi trong phần trả lời câu hỏi của một dân biểu, ông xác định rằng hệ thống tên lửa mà Thổ Nhĩ Kỳ sắp trang bị sẽ không được thích hợp vào hệ thống chung của NATO.
Sau tiết lộ của Bộ trưởng Quốc phòng, nhiều giới chức lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khác cũng đã nhấn mạnh trên các ưu điểm của tên lửa Trung Quốc, mặc dù vẵn khẳng định là chưa có quyết định gì được đưa ra.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, một nguồn tin từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giải thích rằng Trung Quốc là một ứng viên nghiêm túc, và đề nghị chào hàng cũng tốt hơn hai ứng viên còn lại : « Giá cả thấp hơn một nửa và đồng ý chia sẻ công nghệ học ».
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích đều cho rằng các tuyên bố trên đây chỉ thể hiện sách lược mà Thổ Nhĩ Kỳ đang áp dụng, để đòi thêm nhiều nhượng bộ từ phía phương Tây vào lúc đàm phán đang diễn ra.
Theo ông Sinan Ulgen, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Ngoại giao tại Istanbul, thì « không nên nghĩ là Thổ Nhĩ Kỳ đã dứt khoát chọn mua tên lửa của Trung Quốc. Mỹ và Châu Âu vẫn còn trong cuộc đua. »
Nhà phân tích Nihat All Ozean, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tepav ở Ankara thì khẳng định là thực ra, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đàm phán để có được một hợp đồng tốt nhất, không chỉ về thương mại, mà cả về chính trị.
Theo báo chí thân chính quyền, Ankara sẽ không ra quyết định trước ngày 24/04/2015, là ngày kỷ niệm lần thứ 100 vụ đế chế Thổ Nhĩ Kỳ thảm sát người Armenia trước đây.
Đây là một hồ sơ rất nhạy cảm trong đó Ankara không muốn Paris và Washignton tỏ lập trường chống Thổ Nhĩ Kỳ quá mức.
Tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ Sabah tiên đoán : « Một thỏa thuận có thể được ký kết với Trung Quốc nếu chính phủ Pháp và Mỹ có những quan điểm thân Armenia. »
Nhìn chung, giới quan sát đều cho rằng dù đem Trung Quốc ra làm con ngáo ộp, sau cùng thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ phải chọn tên lửa của phương Tây.
Chuyên gia Sinan Ülgen tự hỏi : « Làm sao mà một hệ thống radar của NATO đặt tại Kurecik, miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, lại có thể hoạt động hết công suất với một hệ thống tên lửa của Trung Quốc ?
Đây quả là một nghịch lý ».
Tin mới
- Việt kiều Mỹ lừa đảo $170,000 bị bắt ở Việt Nam - 27/02/2015 07:15
- Trung Quốc - Achentina hợp tác chế tạo máy bay tiêm kích - 27/02/2015 07:04
- Nhờ các bộ tộc can thiệp cứu con tin tại Yemen - 27/02/2015 06:35
- Chính phủ Pháp chỉ trích các nghị sĩ đến Syria gặp Bachar al-Assad - 27/02/2015 06:28
- Pháp và Philippines lập « liên minh chống hâm nóng toàn cầu » - 27/02/2015 04:53
- Trung Quốc phủ nhận can thiệp vào xung đột sắc tộc ở Miến Điện - 27/02/2015 04:44
- Hàn Quốc muốn dùng tiền đổi tù nhân với Bắc Triều Tiên - 27/02/2015 00:20
- Bắc Triều Tiên lách lệnh cấm vận Liên Hiệp Quốc - 27/02/2015 00:14
- Việt Nam Tết Ất Mùi: Hơn 10,000 người thương vong - 25/02/2015 21:34
- Máy bay không người lái lại "trêu ngươi" Paris - 25/02/2015 21:13
Các tin khác
- Hải quân Nhật muốn tập trận chung với Philippines - 25/02/2015 20:32
- Bình Nhưỡng sẽ có cả trăm vũ khí hạt nhân vào năm 2020 ? - 25/02/2015 20:24
- Tăng trưởng giảm, chính quyền Hồng Kông đổ lỗi người biểu tình - 25/02/2015 19:20
- Nhà truyền giáo Mỹ bị bắt cóc ở Nigeria - 24/02/2015 22:11
- Châu Âu chấp thuận dự thảo cải cách của Hy Lạp - 24/02/2015 21:52
- Rafale giúp Ai Cập bớt lệ thuộc vào Mỹ - 24/02/2015 21:26
- Rafale : Hiệu ứng đô-mi-nô ? - 24/02/2015 21:06
- Pháp tịch thu hộ chiếu của công dân tham gia thánh chiến - 24/02/2015 20:57
- Phu nhân Thủ tướng Malaysia bị đả kích vì thói xa hoa - 24/02/2015 20:49
- Trung Quốc kết thúc điều tra về trữ lượng hải sản tại Biển Đông - 24/02/2015 20:43