Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Biển Đông nổi bật thành chủ đề tranh luận tại Thượng đỉnh ASEAN

welcome to myanmar

 

 Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2014.ASEAN 2014.



Vài hôm trước lúc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN mở ra tại thủ đô Miến Điện (09-13/11/2014), có dấu hiệu cho thấy là hồ sơ Biển Đông sẽ lại nóng lên tại cuộc họp.

 Căn cứ vào một bản dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị bị tiết lộ vào hôm qua, 05/11/2014, các lãnh đạo Hiệp hội Đông Nam Á sẽ kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyền tự do lưu thông trên biển và trên không tại vùng Biển Đông và cấp tốc đúc kết một bộ Quy tắc Ứng xử trong khu vực.

Trong bản dự thảo Tuyên bố chung đúc kết Hội nghị sắp mở ra mà đài phát thanh Mỹ VOA có được từ một viên chức cao cấp của một thành viên ASEAN, có đoạn nêu bật thái độ quan ngại của các lãnh đạo Đông Nam Á trước tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.

« Chúng tôi bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, đã làm căng thẳng gia tăng trong khu vực.
 Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác khu vực nhằm duy trì ổn định và hòa bình, phát huy tính chất an ninh và an toàn hàng hải, và quyền tự do lưu thông, kể cả trên biển và trên không phận Biển Đông ».

Dự thảo đã nêu đích danh Trung Quốc là đối tác mà ASEAN cần đàm phán để có được hòa bình và ổn định trong vùng :
 « Chúng tôi tái khẳng định cam kết tập thể của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc (nhằm duy trì) hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải, cũng như thi hành đầy đủ và hiệu quả bản Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) một cách toàn diện ».

Văn kiện này cũng kêu gọi các bên cấp tốc đúc kết bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông mang tính ràng buộc :
 « Chúng tôi ghi nhận các tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì động lực đàm phán và khẩn trương tiến tới việc sớm đúc kết bộ COC ».

Như thông lệ, đây mới chỉ là bản dự thảo Tuyên bố chung, mới được thông qua ở cấp chuyên viên.
Từ nay đến lúc hội nghị kết thúc, văn bản này còn phải được các Ngoại trưởng ASEAN xem xét, cả về ngôn từ lẫn nội dung, trước khi trình lên các lãnh đạo duyệt xét lần cuối trước khi công bố.

Đối với các nước bị Trung Quốc chèn ép dữ dội như Việt Nam hay Philippines, văn bản chung cuộc cần phải cứng rắn, và cụ thể, do dó có khả năng yêu cầu đưa thêm vào trong bản tuyên bố các khái niệm như là « tránh dùng võ lực hay đe dọa dùng võ lực để giải quyết tranh chấp », hoặc là nhấn mạnh hơn đến nhu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế…

Ngược lại, các thành viên ASEAN thân Trung Quốc, như Cam Bốt chắng hạn, hay là không muốn Trung Quốc phiền lòng, có thể tìm cách giảm nhẹ các lời lẽ trong bản Tuyên bố.

Tranh luận giữa các nước sẽ tiếp diễn, và bản Tuyên bố chung công bố khi hội nghị kết thúc, sẽ phản ánh kết quả tranh cãi.
 

Switch mode views: