Hoảng loạn trong giới điệp viên Hàn Quốc
- Thứ Sáu, 14 tháng Ba năm 2014 19:56
- Tác Giả: Đức Tâm
Cơ quan mật vụ Hàn Quốc bị cáo buộc tìm cách thao túng công luận trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Park Geun-hye.
EUTERS/Lee Jae-Won
Giới điệp viên Hàn Quốc đang trong tình trạng hoảng loạn. Ngày 10/04 vừa qua, trụ sở cơ quan mật vụ Hàn Quốc bị khám xét vì bị tư pháp nước này nghi ngờ là tạo bằng chứng giả trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ một người tỵ nạn Bắc Triều Tiên bị cáo buộc làm gián điệp.
Từ nhiều ngày qua, vụ bê bối tạo bằng chứng giả được đưa lên trang nhất nhiều tờ báo tại Hàn Quốc và làm cho chính quyền Seoul lo ngại vì chỉ còn ba tháng nữa là có bầu cử Quốc hội.
Theo thông tín viên RFI tại Seoul, Frédéric Ojardias, đây là một vụ việc rất kỳ cục và mỗi ngày lại có thêm những đột biến mới.
Vụ việc bắt đầu từ năm ngoái, khi một thanh niên Bắc Triều Tiên, tỵ nạn tại Hàn Quốc, bị cáo buộc làm gián điệp cho chế độ Bình Nhưỡng, nhưng tòa án ở Séoul đã tuyên bố đương sự vô tội.
Văn phòng chưởng lý kháng án và đưa ra bằng chứng mới : Đó là những tài liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy là người này đã hai lần quay về Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng, theo các cuộc điều tra sau đó, thì các tài liệu mà cơ quan mật vụ Hàn Quốc đưa ra, lại là tài liệu giả!
Tuần trước, một người đàn ông 62 tuổi, làm việc cho cơ quan gián điệp Hàn Quốc, đã tìm cách tự tử trong một phòng khách sạn, và để lại một bức thư tuyệt mệnh, khẳng định rằng ông đã được cơ quan mật vụ Hàn Quốc trả tiền để tạo ra những tài liệu giả.
Sự kiện này gây trấn động công luận và báo chí đã chỉ trích mạnh mẽ. Tổng thống Park Geun Hye, cho đến lúc đó vẫn im lặng, đã buộc phải lên tiếng và lấy làm tiếc về vụ bê bối này.
Tư pháp ra lệnh khám xét các cơ quan mật vụ và thu giữ nhiều ổ cứng máy tính, cùng nhiều hồ sơ…
Hậu quả là từ một năm rưỡi qua, ngày càng có nhiều vụ bê bối của cơ quan mật vụ Hàn Quốc xuất hiện trên trang nhất các báo, đặc biệt là kể từ 2012.
Cơ quan mật vụ Hàn Quốc bị cáo buộc tìm cách thao túng công luận trong cuộc bầu cử Tổng thống qua việc tung lên các mạng xã hội khoảng một triệu thông điệp ca ngợi ứng cử viên Park Geun Hye và bà Park đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Sau đó, mật vụ Hàn Quốc còn cáo buộc một dân biểu phe cực tả đã có âm mưu tổ chức phản loạn quân sự chống lại chính phủ, phục vụ chế độ Bình Nhưỡng.
Vị dân biểu này đã bị kết án 12 năm tù giam. Đối với nhiều người thuộc cánh tả Hàn Quốc, qua vụ án này, cơ quan mật vụ muốn đánh lạc hướng sự chú ý và nêu bật tầm quan trọng của họ.
Cần nhắc lại là về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng có chiến tranh với Bắc Triều Tiên vì năm 1953, Nam và Bắc Triều Tiên chỉ ký hiệp định đình chiến.
Seoul vẫn coi Bình Nhưỡng là một mối đe dọa nghiêm trọng và hai bên cùng có các hoạt động gián điệp chống lại nhau.
Hàn Quốc vẫn thường xuyên bắt được các gián điệp Bắc Triều Tiên.
Một số điệp viên Bắc Triều Tiên vẫn còn sử dụng các thiết bị như trong thời chiến tranh lạnh, như kim tiêm thuốc độc dưới dạng bút máy.
Thế nhưng, với vụ bê bối làm bằng chứng giả này, cơ quan mật vụ Hàn Quốc đang trải qua một thời kỳ khủng hoảng uy tín nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành tình báo nước này.
Cuộc khủng hoảng xẩy ra vào lúc chỉ còn ba tháng nữa Hàn Quốc tổ chức bầu cử Nghị viện.
Đương nhiên, phe đối lập phản ứng dữ dội và kêu gọi tiến hành một cuộc cải tổ sâu rộng cơ quan mật vụ, bị coi là nằm ngoài vòng kiểm soát và cách chức ngay lập tức người đứng đầu cơ quan này, ông Nam Jae Joon.
Bên trong đảng bảo thủ cầm quyền, cho đến nay vẫn khăng khăng bảo vệ cơ quan mật vụ, giờ đây đã xuất hiện những rạn nứt, chia rẽ.
Lo ngại không được bầu lại, đến lượt các dân biểu cũng đề nghị cách chức lãnh đạo cơ quan mật vụ.
Cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục. Tác động của vụ bê bối đối với cuộc bầu cử tùy thuộc vào kết luận cuộc điều tra.
Và vẫn có thể có những đột biến mới trong vụ bê bối này trong thời gian tới.
Tin mới
- TT Karzai: Afghanistan không cần lính Mỹ - 17/03/2014 00:21
- Thủ tướng Malaysia: phi cơ mất tích do 'chủ ý' - 17/03/2014 00:12
- Dân Trà Vinh đua nhau trồng cần sa cho... gà ăn - 16/03/2014 23:59
- Vụ máy bay Malaysia : Mỹ ưu tiên giả thuyết chủ mưu là một phi công - 16/03/2014 21:36
- Không khí ô nhiễm ở Paris, giao thông công cộng miễn phí - 15/03/2014 19:55
- Điễm báo pháp quốc ngày 15-03-2014 - 15/03/2014 19:06
- Vụ máy bay Malaysia : Khám xét nhà riêng của phi công - 15/03/2014 18:46
- Điễm báo pháp quốc ngày 14-03-2014 - 14/03/2014 22:31
- Syria thông qua luật bầu cử Tổng thống mới loại trừ đối lập - 14/03/2014 22:19
- Trung Quốc : Lãnh đạo dân Ô Khảm nổi dậy năm 2011 bị bắt về tội tham ô - 14/03/2014 20:03
Các tin khác
- Điễm báo pháp quốc ngày 13-03-2014 - 13/03/2014 20:10
- Mỹ tố cáo hành động « khiêu khích » mới của Trung Quốc ở Biển Đông - 13/03/2014 19:51
- Ukraina : Mỹ phô trương hậu thuẫn cho chính quyền Kiev - 12/03/2014 21:48
- Điễm báo pháp quốc ngày 12-03-2014 - 12/03/2014 21:11
- Tổng thống Ukraina : « Sẽ không can thiệp quân sự vào Crimée » - 12/03/2014 20:42
- Điễm báo pháp quốc ngày 11-03-2014 - 12/03/2014 19:31
- Thái Lan, ngã tư của các đường dây tội phạm - 11/03/2014 18:30
- Hồi giáo khủng bố đe dọa nước Pháp và Tổng thống Hollande - 11/03/2014 16:01
- Trung Quốc lợi dụng vụ máy bay Malaysia mất tích để ra oai với các láng giềng - 11/03/2014 15:26
- Điễm báo pháp quốc ngày 10-03-2014 - 10/03/2014 23:34