Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ tiếp tục xây nhà máy điện hạt nhân

Nha may-Hatnhan


Nhà máy điện hạt nhân Indian Point ở Buchanan, phía bắc thành phố New York.


NEW YORK — Vấn đề điện hạt nhân ít được bàn tới ở Mỹ trong thời gian gần đây trong lúc công chúng chú tâm tới các vấn đề liên quan tới dự án xây đường ống dẫn dầu từ Canada tới Texas và những chương trình phát triển điện mặt trời và điện gió.
Tuy nhiên, theo một tổ chức vận động hành lang của công nghiệp điện hạt nhân, số nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ đang trên đà gia tăng.

Từ New York, thông tín viên Bernard Shusman của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Viện Năng lượng Hạt nhân, một tổ chức vận động hành lang của công nghiệp điện hạt nhân, gọi tắt là NEI, cho biết 4 nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng ở Mỹ: hai nhà máy ở tiểu bang South Carolina và hai nhà máy ở tiểu bang Georgia.
Tổ chức này nói rằng còn có 12 đơn xin xây nhà máy điện hạt nhân đang được giới hữu trách xem xét.

Ông Stve Byrne, một viên chức của Công ty Điện South Carolina, cho biết đối với công ty ông, điện hạt nhân là một chọn lựa tốt.

"Than đá không được ưa chuộng. Giá khí đốt thiên nhiên tương đối cao. Cho nên, phát triển điện hạt nhân có lợi cho chúng tôi rất nhiều. Công ty chúng tôi vốn đã điều hành một cơ sở điện hạt nhân và có một địa điểm rất tốt để gia tăng công suất điện hạt nhân. Vì vậy cho nên chúng tôi đã quyết định xây hai nhà máy này."

Tiểu bang South Carolina hiện có 7 lò phản ứng đang hoạt động. Tiểu bang Georgia có 6 lò, cộng với hai lò mới đang được xây.

Ông Stephen Kuczynski, Tổng Giám đốc Công ty Điện Georgia cho biết như sau về các nhà máy điện hạt nhân của công ty ông.

"Chúng tôi xem đó là những tài sản có tuổi thọ 60 năm. Nhà máy điện hạt nhân có kinh phí xây dựng cao, nhưng chi phí điều hành rất thấp. Nếu quí vị xét tới yếu tố này cho một khoảng thời gian từ 40 tới 60 năm thì đây là một lựa chọn rất tốt về phương diện kinh tế."

Nhiều nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ đã đóng cửa vì không thể cạnh tranh  với những nguồn điện năng khác, chủ yếu là khí đốt thiên nhiên có giá thấp hơn.

Viện Năng lượng Hạt nhân có chủ trương ủng hộ mục tiêu đa dạng hóa các nguồn năng lượng, nhưng người đứng đầu NEI, ông Marv Fertel, nói rằng có ít tiến bộ trong lãnh vực này.

"Mọi người ai nấy đều dùng ga vì nó rẻ và là một thứ nhiên liệu tốt. Nhưng chúng ta đang bị lệ thuộc vào ga và bởi vì các chính sách cho nên chúng ta theo đuổi năng lượng tái tạo.
Chúng ta đang dần dà loại bỏ than đá vì những đòi hỏi về môi trường.

Chúng ta đang loại bỏ điện hạt nhân vì những lý do không hợp lý chút nào. Và điều đó không có lợi cho đất nước.
Chúng ta sẽ phải trả một cái giá về sự đáng tin cậy, một cái giá về khả năng chi trả, khi toàn bộ công nghiệp điện hạt nhân bị sụp đổ."

Tuy nhiên, sự chống đối điện hạt nhân đang ở mức cao. Một số cuộc khảo sát cho thấy hơn phân nửa người Mỹ chống lại việc xây thêm nhà máy điện hat, chủ yếu là vì những mối quan tâm về vấn đề an toàn.

Ông Phillip Museguus của tổ chức chống hạt nhân Riverkeeper nói rằng về mặt kinh tế và phí tổn, điện hạt nhân không thật sự là một chọn lựa tốt.

"Cho những cách tốt hơn để sản xuất điện năng. Có những cách thức an toàn và sạch hơn.
Khi chúng ta nhìn vào giá khí đốt thiên nhiên trong nền kinh tế Mỹ, chúng ta thấy điều đó đang khiến cho nhiều nhà máy hạt nhân phải đóng cửa. 4 nhà máy đã đóng cửa trong 18 tháng qua. Cho nên đối với những lò phản ứng còn đang hoạt động, triển vọng kinh tế của chúng không được tốt cho mấy."

Những tổ chức chống hạt nhân, như tổ chức Riverkeeper, đã bắt đầu những hoạt động phản kháng trên khắp thế giới từ 40 năm trước. Nhưng thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật năm 2011 đã giúp cho các tổ chức này có thêm lý do để tăng cường cuộc tranh đấu của họ.

Trong khi đó, công nghiệp điện hạt nhân bác bỏ những ý kiến cho rằng các nhà máy điện hạt nhân không an toàn và có nhiều rủi ro bị bọn khủng bố tấn công. Về việc này, ông Fertel cho biết như sau.

"Những điều mà chúng ta đã làm là chúng ta chi tiêu những khoản tiền khổng lồ cho vấn đề an ninh kể từ sau biến cố 11 tháng 9.

Nếu chúng ta nói chuyện với FBI hoặc bất kỳ ai khác, họ đều nói với chúng ta rằng các nhà máy điện hạt nhân là những mục tiêu khó tấn công nhất ở nước Mỹ.
Chúng tôi nghĩ rằng vấn đề của chúng ta hiện giờ là chúng ta tăng cường các biện pháp an ninh không thật sự cần thiết vào một số khu vực. Những gì mà chúng ta cần làm là xem xét tới tính hiệu quả của những gì chúng ta đang có."

Việc xử lý chất thải hạt nhân là một vấn đề tiếp tục gây nhiều tranh cãi ở nước Mỹ và Quốc hội cho đến nay vẫn chưa thể đạt được đồng thuận đối với một giải pháp cho vấn đề này.

Switch mode views: