Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cộng đồng Hồi giáo Mỹ đối mặt với nhiều thách thức


NY-MuslimChildren


Trẻ em Hồi giáo Mỹ ngồi chơi bên ngoài 1 trung tâm Hồi giáo ở Bay Shore, New York, 26/10/2012


    WASHINGTON — Một cuộc thăm dò của tổ chức Nghiên cứu Pew được công bố vào tháng 8 năm 2011 cho thấy 59% người Hồi giáo Mỹ trưởng thành có độ tuổi từ 18 và 39 tuổi so với 40% người trưởng thành trên toàn nước Mỹ.

Con số đông đảo những người trẻ tuổi này có nghĩa là có nhiều cơ hội cho những người Hồi giáo Mỹ. Tuy nhiên theo như giải thích của thông tín viên đài VOA Kokab Farshori, việc này cũng mang lại nhiều thách thức.

Việc dính líu của hai thanh niên Hồi giáo trong vụ đánh bom cuộc đua Marathon Boston nhắc nhở rõ ràng cho người Hồi giáo Mỹ là các thanh thiếu niên trong cộng đồng của họ có thể bị lợi dụng để gây kinh hoàng và bạo động.

Nhiều nhà phân tích tin là các nhà lãnh đạo cộng đồng cần phải đóng một vai trò trong việc giữ cho thanh thiếu niên tránh khỏi con đường bạo động.

Giáo sĩ Johari thuộc Trung tâm Hồi giáo Dar Al-Hijrah tại vùng ngoại ô Washington nói ông và các nhà lãnh đạo như ông đang truyền bá thông điệp bất bạo động:

“Tôi nói cho các người trẻ về di sản của người Mỹ gốc châu Phi. Nếu chúng ta có thể tạo nên thay đổi xã hội, và không phải bạo động trả tự do cho những người da đen.
Đó chính là ý muốn của những người da trắng, những người da đen và những người theo các tôn giáo và các nhà lãnh đạo chính phủ sát cánh với nhau và nói rằng hệ thống này đi ngược lại Hiến pháp Hoa Kỳ và chống lại Thượng đế. Và chúng ta đã làm như vậy.”

Ông Peter Skerry thuộc Tổ chức Brookings vừa mới viết một bài về những thách thức trong việc hội nhập giới trẻ Hồi giáo. Ông nói với đài VOA:

“Các nhà lãnh đạo Hồi giáo Mỹ không tự đặt mình trong một vị thế tốt nhất để nói chuyện với giới trẻ Mỹ hay với người Hồi giáo Mỹ nói chung. Họ quanh co, lắt léo theo một vài hướng khác nhau phá hoại vị thế của họ.”

Tuy nhiên giáo sĩ Johari nói thách thức của việc giữ giới trẻ tránh xa bạo động đòi hỏi toàn thể xã hội cộng tác với nhau. Ông nói:

“Không có chuyện như là ung thư Hồi giáo, không có chuyện căng thẳng Hồi giáo cao và không có chuyện Hồi giáo bạo động. Đó là những người trẻ bị vướng vào một số chuyện có liên hệ đến riêng cá nhân họ, những vấn đề về cảm xúc.

 Chúng ta tất cả đều làm những việc có thể làm được, nhưng chúng ta không thể làm đủ. Đây phải là một vấn đề mà tất cả chúng ta phải cùng nhau giải quyết.”

Các chuyên gia tin rằng cha mẹ phải là những người đầu tiên nhận thấy con mình có tiếp xúc với những tổ chức cực đoan nào hay theo những tổ chức này trên Internet hay không.

 Ông Masood Khan và vợ có 4 người con còn nhỏ, và ông nói gia đình ông nhận thức được hiểm họa đó:

“Vợ tôi rất nghiêm khắc về những chuyện này, và chúng tôi biết các con tôi làm gì. Tất cả 4 đứa con của tôi, hai trai và hai gái, những gì chúng làm trên Internet và trên máy vi tính đều được theo dõi. Chúng tôi biết các con tôi đang làm gì.”

Ông Khan nói cha mẹ nên giữ việc giao tiếp với con cái và con cái cũng nên được khuyến khích giữ cân bằng giữa tôn giáo và các hoạt động xã hội.

Switch mode views: