Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tại Berlin, Tổng thống Obama kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân

OBAMA-BERLIN



Tổng thống Mỹ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự cùng với người đồng nhiệm Đức Joachim Gauck, Berlin, ngày 19/06/2013.
REUTERS/Fabrizio Bensch


Hôm nay 19/6/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Đức đầu tiên kể từ khi ông bước chân vào Nhà Trắng.

 Đúng 50 năm sau chuyến thăm lịch sử Tây Berlin của tổng thống John F. Kennedy, chiều nay tại cổng Brandebourg của thủ đô nước Đức, ông Obama đã phát biểu trước hàng ngàn người với nội dung kêu gọi tiếp tục giải trừ vũ khí hạt nhân, khẳng định Liên Hiệp Châu Âu luôn đóng vai trò đối tác chiến lược của Hoa Kỳ.

Ông Obama tới Đức từ tối hôm qua sau khi dự hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Bắc Ai Len. Sáng nay, tổng thống Mỹ đã có các cuộc tiếp xúc làm việc với Tổng thống Joachim Gauck và thủ tướng Angela Merkel.

Bài diễn văn của Tổng thống Mỹ trước cổng Brandebourg, biểu tượng cho sự thống nhất nước Đức, là điểm nhấn của chuyến thăm lần này của ông.

 Khoảng 6 000 người tập trung tại đây để lắng nghe thông điệp của ông Barack Obama.

Năm 2008, trước khi được bầu là tổng thống Mỹ, ông Obama cũng tới thăm Berlin.
Bài phát biểu của ông khi đó đã thu hút được khoảng 200 000 người trước tượng đài chiến thắng.

 Có thể nói, ông Obama sau đó đã chiếm được tình cảm hâm mộ cuồng nhiệt của người dân Đức.

Giờ đây, 5 năm sau, tình cảm đó của người Đức đã phần nào lắng xuống. Dư luận báo chí Đức lúc này chỉ trích ông Obama không thực hiện được lời hứa đóng cửa nhà tù Guantanamo.

Đặc biệt gần đây xảy ra vụ phát giác chương trình nghe lén của Mỹ đã khiến dư luận Đức rất bất bình. Không ít người dân Đông Đức vẫn còn chưa quên nỗi ám ảnh bị thường xuyên theo dõi nghe trộm điện thoại dưới thời còn chia cắt Đông - Tây.

Nhưng người ta vẫn hy vọng Tổng thống Mỹ sẽ có một bài phát biểu đi vào lịch sử với đề nghị cắt giảm hơn nửa kho vũ khí chiến lược của Nga và Mỹ xuống còn 1000 đầu đạn hạt nhân mỗi bên.

 Hiện tại, hai đối thủ chủ chốt của cuộc Chiến tranh lạnh trước đây đã nhất trí giảm kho vũ khí hạt nhân của họ xuống còn 1550 đầu đạn.

Về quan hệ song phương, Đức vẫn luôn là một đối tác không thể thay thế của Hoa Kỳ.

 Theo giới quan sát chính trị tại Berlin thì Đức vẫn luôn là đầu tầu của châu Âu và dĩ nhiên phải là đối tác quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở châu Âu về kinh tế cũng như chính trị.

Cho dù có bắt tay với các cường quốc mới trỗi dậy để làm ăn như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil… thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn là đối tác đồng thời là đồng minh của Hoa Kỳ.

 Đó là thông điệp chính mà Tổng thống Barack Obama muốn nhắn gửi trong chuyến thăm Đức hôm nay.


Switch mode views: