Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hoa Kỳ từng trực tiếp đối thoại với Bắc Triều Tiên ở Liên Hiệp Quốc

LHQ- BTT- Hoaky

Joseph Yun (T), nhà đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Kim Hong-Kyun (G) và đồng nhiệm Nhật Bản Kenji Kanasugi (P), trong một buổi họp báo tại Seoul ngày 13/12/2016.
Ed JONES / AFP

Trong khi trước công chúng tổng thống Mỹ Donald Trump luôn luôn khẳng định rằng đối thoại với Bắc Triều Tiên chỉ làm phí thời gian, ngày 31/10/2017, một nguồn tin được phép ở bộ Ngoại Giao Mỹ đã tiết lộ rằng trong hậu trường tại Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục nói chuyện với Bắc Triều Tiên.

Theo nguồn tin trên, qua ngã gọi là « Kênh New York », ông Joseph Yun, nhà đàm phán Mỹ chuyên trách Bắc Triều Tiên, đã tiếp xúc với phái đoàn Bắc Triều Tiên bên cạnh Liên Hiệp Quốc.

Vào đầu nhiệm kỳ tổng thống Trump, nhiệm vụ của ông Joseph Yun chỉ là đòi trả tự do cho những người Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ.
Nhưng bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết là nhiệm vụ đó đã được mở rộng ra.

Tuy không khẳng định nhiệm vụ của ông Yun có mở rộng ra hồ sơ hạt nhân và tên lửa hay không, nhưng viên chức ngoại giao được hỏi đã giải thích với Reuters rằng « tiếp xúc không bị giới hạn, về nhịp độ cũng như nội dung ».

Vẫn theo viên chức trên, ông Yun đã nói với phía Bắc Triều Tiên là « hãy ngưng thử hạt nhân và tên lửa ».

Kênh New York là một trong số phương thức ít oi mà Mỹ sử dụng để tiếp xúc với Bắc Triều Tiên.
Bình Nhưỡng cũng từng cho biết không mấy thiết tha đàm phán chừng nào mà họ chưa phát triển xong một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn đến lãnh thổ Mỹ.

Về phần ông Yun, lần gần đây nhất mà ông gặp giới chức Bắc Triều Tiên là vào tháng 6/2017, tại Bình Nhưỡng để thương lượng việc trả tự do cho sinh viên Otto Warmbier.
Hiện vẫn còn 3 người Mỹ bị giam giữ ở Bắc Triều Tiên.

Hàn Quốc sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân

Tại Seoul, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 01/11/2017 cho biết là Seoul sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân cho dù bị quốc gia láng giềng phương bắc đe dọa.

Phát biểu trước Nghị Viện Hàn Quốc, ông Moon Jae In cũng khẳng định là « nỗ lực của Bắc Triều Tiên để trở thành một cường quốc hạt nhân sẽ không thể được chấp nhận hay dung thứ. »

Đối lập và truyền thông Hàn Quốc thời gian qua đã yêu cầu chính quyền cho trang bị vũ khí nguyên tử và tái triển khai các loại vũ khí chiến thuật hạt nhân mà Mỹ đã rút khỏi Hàn Quốc vào những năm 1990.

Tổng thống Mỹ sẽ không đến Bàn Môn Điếm và vùng phi quân sự

Nhà Trắng ngày 31/10 cho biết do thời gian eo hẹp, tổng thống Mỹ sẽ không đến viếng vùng phi quân sự nhân chuyến công du đến Hàn Quốc tới đây.
 Thay vào đó, tổng thống Mỹ sẽ đến thăm căn cứ Camp Humphreys, cách Seoul khoảng 40 cây số về phía nam, nhằm khẳng định đối tác Mỹ-Hàn.

Sự thay đổi này cho thấy ông Trump đã bỏ đi một truyền thống đã có từ thời ông Eisenhower.
Các tổng thống Mỹ đến Hàn Quốc đều luôn đến Bàn Môn Điếm và vùng phi quân sự, bày tỏ sự ủng hộ đối với Hàn Quốc.

Về phần mình, Bình Nhưỡng, thông qua hãng tin KCNA, đã không tiếc lời thóa mạ, chỉ trích ông Trump là một người bị « tâm thần rối loạn… hiếu chiến và vô trách nhiệm » trước chuyến đi Châu Á của tổng thống Mỹ.

Trong những tháng qua ông Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã không ngớt chỉ trích nhau với những lời lẽ nặng nề, đe dọa nhau, khiến thế giới e ngại xẩy ra xung đột.

Switch mode views: