Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Biển Đông: Tổng thống Mỹ đồng ý kế hoạch đối phó Trung Quốc

usa-southchinasea-navy 2

Khu trục hạm Mỹ USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn, Hoàng Sa ngày 02/07/2017.
Reuters

Sự kiện Mỹ tiến hành ba chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông từ hạ tuần tháng Năm 2017 đến nay, sau một thời gian dài bất động, rốt cuộc đã rõ nguyên nhân: Tổng thống Donald Trump đã chuẩn y một kế hoạch hành động cụ thể do bộ Quốc Phòng Mỹ đưa lên nhằm thường xuyên thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Breitbart News, một hãng truyền thông thân cận với Nhà Trắng, ngày 20/07/2017, đã trích dẫn một quan chức Mỹ tiết lộ rằng:

Ngay từ tháng Tư vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã chuyển lên cho tổng thống Mỹ một kế hoạch nhằm đối phó với các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, phác thảo cả một lịch trình dùng cho cả năm, điều động chiến hạm Mỹ đi vào những vùng biển quốc tế mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền một cách bất hợp pháp.

Theo hãng tin Breibart, mặc dù Hải Quân Hoa Kỳ đã thường xuyên tiến hành các « hoạt động bảo vệ tự do hàng hải » trên khắp thế giới từ nhiều thập niên trước đây, nhưng chính quyền Obama, vì tránh đụng chạm đến Trung Quốc, đã cho dừng các chiến dịch này ở Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, chỉ thực hiện một vài vụ vào năm 2016.

Quan chức Mỹ trả lời hãng Breibart tố cáo : Dưới thời tổng thống Obama, Lầu Năm Góc đã gửi yêu cầu tiến hành chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tới Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, nhưng các đề nghị này đã bị chận lại.

 Trong thời gian đó, thì Trung Quốc rốt ráo bồi đắp các rạn san hô trong tay họ ở Biển Đông, lắp đặt ngày càng nhiều thiết bị quân sự bên trên, bất chấp việc Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên các khu vực đó.

Theo nhận xét của quan chức Mỹ nói trên, với kế hoạch mới, Nhà Trắng biết trước về các chiến dịch dự trù, do đó không bị « bất ngờ » mỗi khi có đề xuất được chuyển lên, và việc bật đèn xanh sẽ nhanh chóng hơn trước đây.

Việc chấp thuận nhanh hơn sẽ cho phép các hoạt động tuần tra được thực hiện một cách « rất bình thường » và « rất thường xuyên », mang tính chất một phần của hoạt động hải quân thông thường, trái với thời Obama là mỗi chiến dịch đề xuất đều mang tính chất cá biệt, « làm một lần rồi thôi », nhằm phản ứng lại một điều gì cụ thể mà Trung Quốc đã làm, do đó bị xem xét và phê duyệt kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian hơn để được chấp nhận.

Trong khuôn khổ kế hoạch mới được tổng thống Donald Trunp chấp thuận, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ là nơi đề xuất chiến dịch tuần tra, đề nghị này được chuyển lên theo hàng dọc, lần lượt đi qua Hạm Đội Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc, và sau đó đến Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.

Lầu Năm Góc cũng sẽ chuyển yêu cầu qua bộ Ngoại Giao cùng lúc với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, để đảm bảo rằng chiến dịch sẽ không tác hại tới một hoạt động ngoại giao nào đó.

Theo ông Harry Kazianis, giám đốc nghiên cứu về quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu National Interest, việc tiến hành thường xuyên, đều đặn các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông là một điều tốt, để cho Trung Quốc biết rằng « Hoa Kỳ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, cũng giống như Bắc Kinh, khi họ tiến hành các hoạt động quanh đảo Guam, Hawaii hoặc gần Alaska ».

Chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng được Quốc Hội Mỹ ủng hộ, thậm chí vào tháng Năm vừa qua, một nhóm thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng còn công khai bày tỏ lo ngại trước sự kiện từ tháng 10 năm ngoái đến lúc đó, Mỹ đã không làm một cuộc tuần tra nào ở Biển Đông.

Giải thích về việc tại sao trước tháng Năm, bộ Quốc Phòng Mỹ đã bác bỏ mọi đề nghị tiến hành các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, quan chức Mỹ nói trên giải thích là vào thời điểm đó, bộ trưởng Mattis không muốn phê duyệt các chiến dịch riêng lẻ, mà muốn chờ có được kế hoạch tổng thể.

Kế hoạch đã được thông qua, và chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông đầu tiên thời tổng thống Trump đã được tung ra ngày 24/05, với khu trục hạm USS Dewey tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh bãi Vành Khăn (Mischief) ở Trường Sa.

 Qua ngày 02/07, đến lượt tàu khu trục USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn tại Hoàng Sa. Đến ngày 06/07, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer đã bay tuần tra ngang không phận Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Switch mode views: