Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ thả bom khổng lồ tàn phá địa đạo ISIS ở Afghanistan

Afghanistan  GBU-43B bom

Bom GBU-43B (Hình AP)

WASHINGTON (AP) – Quân đội Mỹ ở Afghanistan hôm Thứ Năm thả một quả bom có sức tàn phá lớn nhất được sử dụng từ trước tới nay, cũng được gọi là “mẹ của các quả bom”, xuống một khu vực địa đạo của ISIS ở vùng Đông Afghanistan, theo các giới chức Ngũ Giác Đài.

Quả bom này, có tên chính thức là GBU-43B, chứa 11 tấn chất nổ, tạo sức tàn phá khủng khiếp, chỉ thua có bom nguyên tử.
Khi mới khởi sự nghiên cứu vào đầu thập niên này, Ngũ Giác Đài phải có cuộc duyệt xét pháp lý để chứng minh nhu cầu sử dụng loại bom này trên chiến trường.

Ngũ Giác Đài cho biết hiện chưa có ước tính về số người thiệt mạng hay những gì bị phá hủy trong vụ thả bom này, vốn theo Tổng Thống Donald Trump là “rất, rất thành công.”

Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở Kabul cho hay quả bom được thả lúc 7 giờ 32 chiều, giờ địa phương, hôm Thứ Năm, xuống một khu hầm hố địa đạo ở quận Achin, thuộc tỉnh Nangarhar, nơi lực lượng ISIS ở Afghanistan đang hoạt động. Mục tiêu này nằm gần biên giới Pakistan.

Quân đội Mỹ ước tính có từ 600 tới 800 tay súng ISIS ở Afghanistan, phần lớn tại Nangarhar.
Không quân Mỹ có bom GBU-43B từ hơn một thập niên nay nhưng đây là lần đầu tiên sử dụng.

Quả bom được chế tạo để tấn công các mục tiêu như doanh trại, lối vào đường hầm và các nơi đóng quân. Bom được thả bằng cách đẩy ra từ đuôi phi cơ vận tải như loại C-130, hướng dẫn tới mục tiêu bằng GPS và giảm vận tốc rơi bằng dù.

Quân đội Mỹ cũng có một loại bom khác, có tầm vóc lớn hơn, nhưng mang ít chất nổ hơn, nhằm tiêu diệt các địa đạo, hầm hố kiên cố nằm sâu trong lòng đất, là loại GBU-57A/B.

Quân đội Nga cho hay họ cũng chế được quả bom tương tự như GBU-43B, nhưng với sức công phá gấp 4 lần hơn, gọi là “Cha của các quả bom”. Đến nay, chưa thấy Nga dùng bom này trên chiến trường. (V.Giang)

Syria cho rằng Mỹ bịa đặt chuyện tấn công vũ khí hóa học

Switch mode views: