Pháp đòi dừng đàm phán về hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương
- Thứ Ba, 30 tháng Tám năm 2016 22:54
- Tác Giả: Thụy My
" TTIP- Game over", dòng chữ dán trên tường trụ sở Ủy Ban Châu Âu tại Bruxelles (Bỉ), nhân cuộc biểu tình chống Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương (TTIP) ngày 12/07/2016.
JOHN THYS / AFP
Khả năng đạt được thỏa thuận về TTIP (tức TAFTA, Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương) ngày càng xa dần : hôm nay 30/08/2016 Pháp loan báo sẽ yêu cầu Ủy ban Châu Âu « ngưng » thương lượng về dự án quy mô giữa Liên hiệp Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.
Paris cho rằng hiệp định dành nhiều thuận lợi cho phía Mỹ, và muốn bắt đầu lại « trên cơ sở đúng đắn ».
Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay khẳng định Pháp không muốn « nuôi ảo tưởng » về một hiệp định « trước cuối năm nay », và « vào cuối nhiệm kỳ » của ông Barack Obama.
Trước đó quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương Pháp, Matthias Fekl nhận định việc thương thảo do Ủy ban Châu Âu thay mặt 27 nước thành viên tiến hành, đang mất cân bằng với phần lợi nghiêng về Hoa Kỳ.
Theo ông, « người Mỹ chẳng chịu cho đi gì cả, hay chỉ nhỏ giọt », vì vậy « cần phải ngưng ngay thương lượng để tiến hành lại trên cơ sở đúng đắn ».
Pháp sẽ bày tỏ quan điểm này trong tháng Chín, nhân cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại thương tại Bratislava.
Ông Fekl không nói rõ sẽ tái thương lượng theo những điều kiện nào, cũng như không xác định thời điểm.
Tuy vậy ủy viên Châu Âu phụ trách thương mại, bà Cecilia Malmström khẳng định thương lượng giữa Châu Âu và Hoa Kỳ về hiệp định tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương « không phải đã thất bại ».
Tổng thống Mỹ Barack Obama hy vọng sẽ ký kết chính thức TTIP trước khi chấm dứt nhiệm kỳ, nhưng mọi sự cho thấy hồ sơ này sẽ do người kế nhiệm của ông giải quyết khi bước vào Nhà Trắng năm 2017.
Hai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton và Donald Trump đều đã chỉ trích TTIP.
Được đàm phán bí mật từ giữa năm 2013 giữa chính phủ Mỹ và Ủy ban Châu Âu, hiệp định TTIP nhắm đến việc bãi bỏ các hàng rào thương mại và các quy định giữa hai bên bờ Đại Tây Dương để thành lập một khu vực tự do mậu dịch quy mô.
Nhưng từ nhiều tháng qua việc thương lượng bị dậm chân tại chỗ, nhất là do chỉ trích từ các tổ chức phi chính phủ chống toàn cầu hóa và bảo vệ môi trường, cũng như ngay trong các chính phủ châu Âu.
Tin mới
- Chuyên gia Mỹ : "Trung Quốc trỗi dậy không mang dấu hiệu hòa bình" - 01/09/2016 14:53
- Canada muốn gia nhập Ngân hàng AIIB của Trung Quốc - 01/09/2016 14:35
- Mỹ đạt mục tiêu đón nhận 10,000 người Syria tị nạn - 31/08/2016 22:35
- Daech thừa nhận phát ngôn viên của tổ chức này tử trận - 31/08/2016 19:11
- Kinh tế Xanh : Giới đầu tư gây áp lực với G20 - 31/08/2016 18:43
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 31-08-2016 - 31/08/2016 18:09
- Hoà đàm sắc tộc : Aung San Suu Kyi hứa lập Nhà nước liên bang - 31/08/2016 17:42
- Trung Quốc đẩy châu Á-Thái Bình Dương chạy đua trang bị tầu ngầm - 31/08/2016 17:14
- Mỹ - Ấn ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng - 31/08/2016 16:51
- Robot hóa : Mối nguy cận kề của công nhân bậc thấp - 30/08/2016 23:11
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-08-2016 - 30/08/2016 22:10
- Giải mật hồ sơ CIA: Mọi can dự của Mỹ ở Việt Nam đều có ‘yếu tố’ Trung Quốc - 30/08/2016 15:43
- Việt Nam nêu khả năng xét lại quy tắc đồng thuận trong ASEAN - 30/08/2016 14:00
- Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến ông Mark Zuckerberg, người sáng tạo Facebook - 30/08/2016 01:39
- Đại tướng Ngô Xuân Lịch bất ngờ đi Trung Quốc - 30/08/2016 00:43
- Bruxelles : Một vụ nổ xảy ở Viện Nghiên Cứu Tội Phạm - 29/08/2016 17:42
- Động đất ở Ý : Nhiều di sản văn hóa bị phá hoại - 29/08/2016 17:34
- Trung Quốc sợ Phương Tây phá hoại Thượng Đỉnh G20 Hàng Châu - 29/08/2016 17:04
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-08-2016 - 29/08/2016 16:52
- Lào có dấu hiệu xa lánh Trung Quốc - 29/08/2016 16:29