Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thủ tướng Anh đến Scotland để cứu vãn sự toàn vẹn của vương quốc

scotland

Chiến dịch vận động bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý tại Edinbourg, Scotland ngày 10/09/2014.
REUTERS/Paul Hackett

 

Tám ngày trước khi diễn ra cuộc trưng cầu của người Scotland về việc tách ra hay ở lại trong Vương quốc Anh, hôm nay ba lãnh đạo chính trị hàng đầu của Anh Quốc gồm Thủ tướng David Cameron, đại diện đảng tự do liên minh cầm quyền ông Nick Clegg và lãnh đạo Công đảng Ed Milliban đã phải khẩn trương tới xứ Scotland.

Mục đích của chuyến đi là cố gắng thuyết phục các cử tri Scotland hãy ở lại trong Vương Quốc Anh.
Trong khi đó các cuộc thăm dò dư luận vẫn tiếp tục cho thấy ý kiến ủng hộ việc tách ra và ở lại rất sát sao.

Thông tín viên Muriel Delcroix tóm lược :

Những gương mặt chính trị lớn tại Quốc hội Anh quyết định giữ người Scotland lại bằng tình cảm.
Trên báo Daily Mail hôm nay, trước chuyến công du, Thủ tướng David Cameron viết : « Chúng tôi khẩn thiết mong muốn quý vị sẽ ở lại, chúng tôi không muốn cái gia đình dân tộc này bị xé nát ».

Thủ tướng Anh cũng cảnh cáo sẽ là một « cú nhảy vào hư vô » trong trường hợp số người ủng hộ Scotland độc lập thắng.

Lời tuyên bố tình cảm này kèm theo lời hứa hẹn về một bộ luật mới chấp thuận thêm nhiều quyền cho Nghị viện Scotland liên quan đến việc vay nợ, thuế khóa, chi tiêu ngân sách hay cả về lợi ích xã hội.

Để chứng tỏ sự gắn bó chặt chẽ hơn với người bà con láng giềng, chính phủ Anh còn quyết định từ nay cho đến ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý, cho treo cờ Scotland ở khắp nơi trong vương quốc và đặc biệt là tại trụ sở chính phủ ở số 10 phố Downing Street.

Tóm lại các nhà chính trị Anh đã sử dụng hết tình cảm của mình để kéo Scotland ở lại. Nhưng đây là một cuộc đánh cược chứa đựng nhiều rủi ro.

Ông David Cameron biết là ông ông được chào đón ở Scotland, bởi ở đó phe bảo thủ vẫn bị ghét. Còn với lãnh đạo Công đảng, ông Ed Miliband, mặc dù đảng này chiếm đa số tại Scotland nhưng uy tín chính trị của ông đang ở mức không thể thấp hơn được nữa. Chính vì thế mà các lãnh đạo chính trị ở Anh Quốc đến giờ vẫn tỏ ra kín đáo.

Nhưng đây là một việc cấp bách vì tất cả họ đều sẽ mất rất nhiều. Một số người cho rằng nếu phe ủng hộ ly khai thắng, ông David Cameron sẽ không còn cách lựa chọn nào khác là từ chức.

 Và tên ông sẽ lưu lại lịch sử như là người đã để cho khối liên hiệp bị biến mất. Lãnh đạo Công đảng thì sẽ mất những lá phiếu sống còn để có thể tồn tại trong Quốc hội, và những người bên đảng Dân chủ tự do cũng vậy.

Những người chủ trương độc lập biết rõ điều đó và lãnh đạo của phe này, ông Alex Salmond hy vọng chuyến đi này sẽ phản tác dụng với chính các nhà chính trị của nước Anh.

Lãnh đạo Scotland đã cười nhạo kế hoạch giờ chót của các đảng đưa ra sau hai năm có thông báo tổ chức dân cầu dân ý, mà theo ông thì kế hoạch này không đem lại cái gì ngoài việc cho thấy họ đang bị thất thế.


Switch mode views: