Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do

dominhhanh


Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong ba nhà hoạt động công đoàn bị bắt năm 2010, đã được trả tự do. Hai người hiện vẫn còn bị giam giữ là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương
DR


Theo tin từ thân nhân của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này đã được trả tự do từ chiều qua 26/06/2014 và hiện cô đang trên đường về nhà ở Lâm Đồng.

 Đây là một thông tin ý nghĩa trong lúc giới hoạt động dân chủ đang vận động cho việc thành lập Công đoàn độc lập tại Việt Nam.

Trao đổi với RFI Việt ngữ qua điện thoại viễn liên, một người thân của Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết vào lúc 18 giờ chiều qua cô đã gọi điện thoại báo tin cho gia đình là đã được trả tự do và đang trên đường về nhà.
Vì đi xe từ Hà Nội đến Di Linh mất nhiều thời gian, nên dự kiến ngày mai Minh Hạnh mới về đến nơi ; gia đình sau khi được tin vui này đang chuẩn bị đón tiếp.

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985, nguyên là sinh viên Cao đẳng Kinh tế, từng tham gia các phong trào công nhân biểu tình và đình công để đòi tăng lương và bảo đảm an toàn lao động.

Cô bị bắt vào tháng 2/2010 vì rải truyền đơn kêu gọi công nhân một công ty giày da ở Trà Vinh đình công, và ngày 27/10/2010 bị kết án 7 năm tù giam với tội danh « phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân » theo điều 89 Luật Hình sự.

Theo Human Rights Watch, thì tất cả những gì mà Đỗ Thị Minh Hạnh cũng như hai nhà hoạt động trẻ tuổi khác cùng bị kết án trong vụ này là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (sinh 1981, án 9 năm tù) và Đoàn Huy Chương (sinh 1985, 7 năm tù) « chỉ là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam trong việc tổ chức, nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc ».

Theo một nhà bình luận tên tuổi ở Saigon, việc Đỗ Thị Minh Hạnh được phóng thích là một sự kiện có ý nghĩa trong thời điểm đang có đợt vận động thành lập Công đoàn độc lập tại Việt Nam.

Đầu tháng Sáu, lần đầu tiên 16 tổ chức xã hội dân sự đã lên tiếng đòi hỏi cần có ngay một tổ chức bảo vệ quyền lợi công nhân, do chính công nhân thành lập.

 Bên cạnh đó, mới đây 153 dân biểu Mỹ cũng đã đồng ký tên vào lá thư gởi cho đại diện thương mại Hoa Kỳ yêu cầu lên tiếng đòi trả tự do cho nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này.


Switch mode views: