Ngày 03 tháng 5
- Thứ Tư, 03 tháng Năm năm 2017 00:00
- Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm
Ngày Quốc tế “Tự Do Báo Chí” do quyết định của Đại hội Liên Hiệp Quốc.
0105 - Dưới Triều đại nhà Minh của Hoàng đế Chiuangdi, Trung quốc phát minh ra kỹ thuật làm giấy. Các nước Ả-Rập học hỏi kỹ thuật nầy nơi Trung quốc. Dần dần kỹ thuật làm giấy lan ra các nước Âu Châu.
1494- Ông Christophe Colomb tìm ra đảo Jamaica cho Tây Ban Nha làm thuộc địa. Tây Ban Nha tàn sát thổ dân và bắt làm nô lệ trồng thuốc lá và mía. Đến năm1665, Anh chiếm đảo nầy. Năm 1962, Jamaica được độc lập trong khối Thịnh vượng chung.
1568 – Quân đội Pháp tại Florida tàn sát hàng trăm người Tây Ban Nha.
1802 - Washington, DC được thành lập như một thành phố.
1803 – Hoàng Đế Pháp Napoléon Bonaparte nhượng Louisiana cho Mỹ trong thời Tổng Thống Thomas Jefferson đổi lấy 80 triệu Phật lăng (Francs).
1859 – Pháp tuyên chiến với Áo.
1893 – Sinh nhật bà Golda Meir, nữ Thủ Tướng Do Thái.
1916 – Người theo chủ nghĩa quốc gia Ái Nhĩ Lan là Padraic Pearse và 2 người khác bị Anh Quốc hành quyết về vai trò của họ trong cuộc nổi dậy Easter.
1926 – Hải quân Hoa Kỳ đổ bộ lên Nicaragua và lưu lại tại đó đến năm 1933.
1933 – Sở đúc tiền Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của một phụ nữ lần đầu tiên khi Nellie Ross nắm giữ chức vụ này.
1937 - Margaret Mitchell đạt giải Pulitzer tác phẩm "Cuốn theo chiều gió."
1944 – Bác sĩ Robert Woodward và William Doering sản xuất chất quinine tổng hợp đầu tiên tại đại học Harvard.
1945 – Quân đội Ấn chiếm đóng Rangoon, Miến Điện từ tay người Nhật.
- Một thảm trạng tệ hại nhất trong lịch sử hàng hải thế giới xảy ra tại Vịnh Lubeck, biện Baltique. 3 chiếc tàu Đức bị một phi đoàn của Không quân Hoàng gia tấn công, giết chết từ 7.000 đến 8.000 người. Một số nạn nhân sống sót lội vào bờ biển cũng bị binh sĩ trên bờ tàn sát.
1946 – Toà án hình sự quốc tế khởi tố 28 quân cán chính cao cấp của Chính phủ Nhật Bản vì can tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại trong thời Đệ nhị thế chiến.
1947 – Hai năm sau khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt, Nhật Bản có Hiến pháp mới, theo chế độ quân chủ lập híến.
1948 – Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết các hiệp ước cấm bán bất động sản cho người da đen và những dân tộc thiểu số khác là không khả thi về mặt pháp lý.
1968 – Sau 03 ngày xung trận, Hải quân Hoa Kỳ tái chiếm khu Đại Đô ở Việt Nam. Họ thấy Bắc Việt đã sơ tán khỏi vùng này.
1971 – Những người phản chiến bắt đầu các cuộc biểu tình 4 ngày tại Washington, DC.
1971 - James Earl Ray, kẻ ám sát Martin Luther King bị bắt trong một nổ lực vượt ngục.
1979 - Lần đầu tiên Anh quốc có một phụ nữ, bà Margaret Thatcher, được bầu làmThủ Tướng. Với tính tình cứng rắn, bà được mệnh danh là “Người phụ nữ sắt”.
1988 – Tòa Bạch Ốc ghi nhận đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đã áp dụng lời khuyên của khoa chiêm tinh để giúp hoạch định hoạt động của phu quân.
1996 - Ngày 3-5-1996, Đoàn đại biểu từ 55 nước họp tại Geneva đã đồng ý chấp nhận một số nguyên tắc mới trong việc sử dụng mìn nhưng không chấp nhận lệnh cấm sử dụng mìn hoàn toàn.
1997 – Nhóm Cộng Hòa Texas đầu hàng nhà cầm quyền kết thúc một cuộc cách biệt có võ trang nơi có 2 người bị bắt giữ làm con tin. Nhóm này khẳng định sự độc lập của Texas đối với Hoa Kỳ.
2000 – Phiên xử 2 người Lyban bị cáo buộc về việc giết 270 người trong việc đánh bom chuyến bay 103 của hãng Pan Am khai mạc.
2006 – Tại Alexandria, kẻ âm mưu thuộc nhóm VA, Al-Quaida là Zacarias Moussaoui bị kết án chung thân về về trò của can phạm trong cuộc tấn công khủng bố Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001.
2008 - Trận bão lớn “Nargis” tràn vào vùng Tây Nam Miến Điện, với tốc độ gió 200 km/giờ, làm cho 60.000 chết và mất tích. Liên Hiệp quốc cho chở tới hai chuyến bay hàng cứu trợ nạn nhân của “Chương trình thực phẩm quốc tế” đều bị dân quân Miến Điện tịch thu.
Việt Nam
Chí Sĩ Ngô Đức Kế
- Ngô Đức Kế sinh ngày 3-5-1878 ở Hà Tĩnh và qua đời ngày 10-12-1928. Ông là nhà thơ, nhà báo.
Ông đỗ tiến sĩ nhưng không làm quan mà ở nhà dạy học; vận động Duy Tân, liên hệ với nhà yêu nước Phan Bội Châu để tìm đường cứu nước. Ngô Đức Kế là chủ bút báo Hữu Thanh, ông xuất bản sách tiến bộ và sáng tác thơ vǎn nhằm thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân, Vì thế ông đã bị thực dân Pháp đầy ra Côn Đảo.
Sơ lược tiểu sử Ngô Đức Kế
Ngô Đức Kế (chữ Hán: 吳德繼; 1878-1929), hiệu là Tập Xuyên, là một nhà báo, thành viên của phong trào Duy Tân, chống lại chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam đầu thế kỷ 20.
* Ngô Đức Kế ở làng Trảo Nha, tổng Đoài, huyện Thạch Hà, phủ Hà Thanh, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là hậu duệ của danh tướng Ngô Văn Sở, Ngô Cảnh Hựu, Ngô Phúc Vạn, Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm thuộc dòng họ Ngô Phúc nhiều đời làm quận công, giữ các chức vụ trọng yếu của các triều Lê- Trịnh và Tây Sơn.
* Ông sinh ra trong một gia đình quan lại nhiều đời. Ông nội ông là Ngô Phùng, từng giữ chức Toản tu Sử quán, hàm Quang Lộc tự Thiếu Khanh. Cha ông là Tả tham tri Bộ Lễ Ngô Huệ Liên, về sau cũng giữ chức Toản tu Quốc sử quán. Vì vậy, từ nhỏ ông đã là ấm sinh theo học tại Quốc tử giám. Năm 1901, ông đậu Á khoa thi Đình và nhận danh hiệu tam giáp đồng tiến sĩ khoa Tân Sửu năm Thành Thái thứ 13.
* Sau khi đỗ đại khoa, ông không ra làm quan mà liên kết với Lê Văn Huân, Đặng Nguyên Cẩn để hoạt động trong phong trào Duy Tân, lập ra lập Triều Dương Thương Dịch ở Vinh..
* Năm 1908, ông bị Pháp bắt và bị đày ở Côn Đảo cho đến năm 1921.
* Năm 1922, khi vừa mới ra tù ông tiếp tục hoạt động, làm chủ bút (tổng biên tập) báo Hữu Thanh ở Hà Nội, sáng tác thơ vǎn, xuất bản sách tiến bộ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta.
* Sau khi báo bị đóng cửa, Ngô Đức Kế mở Giác quần thư xã (1926), xuất bản một số sách tiến bộ: "Phan Tây Hồ di thảo" (1927), "Đông Tây vĩ nhân".
* Ông qua đời ngày 10 tháng 12 năm 1929.
Tên của ông được đặt cho các con đường ở Sàigòn, thành phố Vinh, thành phố Cần Thơ, thành phố Huế.
Tác phẩm chính:
* Phan Tây Hồ di thảo
* Đông Tây vĩ nhân
* Thái Nguyên thất thật quang phục ký
- Ngày 03 tháng 5 nǎm 1916, vụ mưu khởi nghĩa chống Pháp do hai phu sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo dưới danh nghĩa vua Duy Tân đã nổ ra ở Huế.
Cuộc khởi nghĩa có quan hệ mật thiết với Việt Nam Quang phục hội ở các tỉnh Nam Trung Kỳ. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi có hàng ngàn người tham gia cuộc khởi nghĩa. Ở Huế có tới 2.500 người và ở Đà Nẵng 1.500 người.
Nhân dân Trung Kỳ đã lập nghĩa binh, rèn vũ khí, mua sắm quân nhu, quyên góp tiền, gạo, nhưng kế hoạch bị bại lộ - Thực dân Pháp bắt vua Duy Tân đi đày, các thủ lĩnh nghĩa quân như Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Cương, Phan Thành Tài đều hy sinh.
Tin mới
- Ngày 13 tháng 5 - 13/05/2015 00:00
- Ngày 12 tháng 5 - 12/05/2015 00:00
- Ngày 11 tháng 5 - 10/05/2015 10:10
- Ngày 10 tháng 5 - 10/05/2015 00:00
- Ngày 09 tháng 5 - 09/05/2015 00:00
- Ngày 08 tháng 5 - 08/05/2015 00:00
- Ngày 07 tháng 5 - 07/05/2015 00:00
- Ngày 06 tháng 5 - 06/05/2015 00:00
- Ngày 05 tháng 5 - 05/05/2015 00:00
- Ngày 04 tháng 5 - 04/05/2015 00:00
Các tin khác
- Ngày 02 tháng 5 - 02/05/2015 00:00
- Ngày 01 tháng 5 - 01/05/2015 00:00
- Ngày 21 tháng 4 - 21/04/2015 00:00
- Ngày 20 tháng 4 - 20/04/2015 00:00
- Ngày 19 tháng 4 - 19/04/2015 00:00
- Ngày 18 tháng 4 - 18/04/2015 00:00
- Ngày 17 tháng 4 - 17/04/2015 00:00
- Ngày 16 tháng 4 - 16/04/2015 00:00
- Ngày 15 tháng 4 - 15/04/2015 00:00
- Ngày 14 tháng 4 - 14/04/2015 00:00