Ngày 19 tháng 3
- Thứ Hai, 19 tháng Ba năm 2018 00:00
- Tác Giả: Sài gòn Echo sưu tầm
- Lễ Thánh Giuse, Bạn Trinh Nữ Maria.
- Ngày Quốc tế chống chiến tranh.
1571 – Quân đội Tây Ban Nha chiếm đóng Manila.
1621 - Giáo Hoàng Grégorie XV nâng ngày lễ Thánh Giuse (19-3) thành ngày lễ bắt buộc.
1628 – Người Anh thành lập thuộc địa Massachusetts.
1644 - 200 người thuộc gia đình/triều đình hoàng tộc Bắc Kinh tự sát.
1687 – Nhà thám hiểm người Pháp bị đoàn tùy tùng của ông sát hại khi tìm cửa sông Mississippi tại vịnh Mexico.
1702 - Khi vua William III băng hà, Anne Stuart, chị của Mary, kế vị ngôi Vua nước Anh, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan.
1775 – Ba Lan và Phổ ký hiệp ước giao thương.
1822 – Thành phố Boston, MA được thành lập.
1831 – Vụ cướp ngân hàng đầu tiên tại Hoa Kỳ xảy ra. Ngân hàng thành phố Nữu Ước bị cướp 245.000 Mỹ Kim.
1853 – Quân của Phong trào cách mạng Taiping, Trung Quốc, hoạt động chống triều đại Mãn Châu, chiếm Nam Kinh, Thủ đô của Miền Nam Trung quốc.
1866 – Chuyến tàu Monarch of the Seas của người di cư chìm tại Liverpool làm thiệt mạng 738 người.
1900 - Frédéric Joliot Curie sinh ngày 19-3-1900. Qua đời nǎm 1958. Ông là nhà bác học nổi tiếng người Pháp, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào hoà bình thế giới. Ông cùng với vợ là bà Irène Joliot-Curie đã tìm ra tính phóng xạ nhân tạo dùng trong y học, nông nghiệp, tìm ra neutron và nghiên cứu về phản ứng dây chuyền để thu nǎng lượng nguyên tử.Nǎm 1935, ông Joliot Curie và bà Irène Curie được nhận giải thưởng Noben về hoá học. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông Joliot Curie tích cực tham gia phong trào chống phát xít, nǎm 1942 gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Tháng 3-1956 bà Irène Curie qua đời (xin xem phần tiểu sử và sự nghiệp ở cuối bài).
1900 – Tổng thống Hoa Kỳ Mc Kinley khẳng định không cần thiết tự do mậu dịch với Puerto Rico.
– Nhà khảo cổ Arthur John Evans bắt đầu đào dinh điện Knossos tại Hi Lạp.
1903 – Hạ viện Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp ước của Cuba, chiếm được những căn cứ Hải Quân tại Guantanamo và Bahia Honda.
1906 – Các bản tin từ Bá Linh ước tính chi phí chiến tranh của Đức tại Tây Nam Châu Phi là 150.000 Mỹ Kim.
1908 – Tiểu bang Maryland cấm các nhà khoa học Công Giáo hành nghề nếu không có bằng cấp về y khoa.
1915 – Hành tinh Pluto được chụp ảnh lần đầu tiên. Dù vậy lúc bấy giờ nó chưa được nhận diện.
1918 – Một thủy phi cơ của Đức bị bắn hạ lần đầu tiên do một phi công Hoa Kỳ.
1920 – Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ hiệp ước Versailles lần thứ hai, duy trì chính sách cô lập.
1924 – Quân đội Hoa Kỳ đổ xô đến Tegucigalpa khi các lực lượng nổi loạn chiếm thủ đô Honduran.
1932 – Úc Châu khánh thành cây cầu “Harbour Bridge”, bắc ngang qua Vịnh Sydney. Theo sách kỷ lục thì cầu nầy rộng nhất Thế giới (48.8 m bề rộng).
1940 – Chính quyền Daladier của Pháp sụp đổ.
1943 – Ngày qua đời của Frank Nitti, người phụ tá chánh của Al Capone, trùm băng đảng tội ác nổi tiếng tại Thành phố Chicago. Frank Nitti tiếp tục điều khiển băng đảng nầy, trong khi Al Capone ngồi tù.
1944 – Sinh nhật của Sirhan Sirhan, người Palestine. Sirhan là thủ phạm ám sát ông Robert F. Kennedy (em của cố Tổng Thống John F. Kennedy).
-Sirhan khai rằng ông ta giết ông Robert F.Kennedy vì ông nầy ủng hộ Do Thái trong trận chiến tranh 6 ngày, năm 1962.
1945 – Hàng không mẫu hạm USS Franklin bị thủy lôi Nhật Bản đánh chìm, gây tử vong cho 800 thủy thủ.
- Adolf Hitler ban hành sắc lệnh "Nero" ra lệnh tiêu hủy những tiện ích của Đức rơi vào tay phe liên minh khi quân đội Đức rút lui.
1947 – Quân đội của chính quyền Tưởng Giới Thạch chiếm Yenan, tổng hành dinh trước đây của đảng cộng sản Trung Quốc.
1949 – Hội đồng nhân dân Sô Viết ký hiến pháp Cộng Hòa Dân Chủ Đức và tuyên bố hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chỉ là một thứ vũ khi chiến tranh.
1950 – Ngày qua đời của ông Edgar Rice Burroughs, tác giả quyển tiểu thuyết lịch sử “Tarzan of the Apes”. Sách nầy được dịch ra 56 thứ tiếng và được dựng thành truyện phim điện ảnh và truyền hình.
1962 - Pháp và Algéria ký Hiệp định Evian, chấm dứt cuộc chiến tranh 8 năm giữa hai nước. Algeria được độc lập.
1963 – Tại Costa Rica, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy và 6 tổng thống Châu Mỹ La tinh cam kết triệt hạ chủ nghĩa cộng sản.
1965 - Indonesia quốc hữu hóa tất cả công ty dầu ở hải ngoại.
1969 – Anh quốc xâm lăng Anguilla.
1972 - Ấn độ và Bangladesh ký hiệp ước hữu nghị.
1976 – Điện Buckingham thông báo cuộc chia tay của công nương Margaret và phu quân là bá tước Snowdon, sau khi kết hôn được 16 năm.
1977 – Tổng thống Congo Marien Ngouabi bị thiệt mạng do một lính đặc công tự sát.
1977 – Pháp thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân tại đảo Muruora.
1985 – Thượng Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận việc sản xuất hỏa tiễn MX.
1990 – Phe đối lập về chính trị của Latvia tuyên bố chiến thẳng trong các cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên của đảng Cộng Hòa trong 50 năm.
1998 – Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo dịch lao có thể làm thiệt mạng 70 triệu người trong 2 thập niên tới.
2002 – Cuộc hành quân Anaconda là cuộc tấn công lớn nhất do Hoa Kỳ điều động kể từ chiến tranh vùng vịnh, kết thúc tại phía Đông Afghanistan. Trong cuộc hành quân bắt đầu ngày 02 tháng 3, có ít nhất 500 binh lính Taliban và Al Qaeda thiệt mạng. 11 toán quân đồng minh cũng bị thiệt mạng trong cuộc hành quân này.
– Ông Andrei Knyazev, đệ nhất tham vụ Toà Đại sứ Nga tại Canada, bị kết án 4 năm tù, vì tội say rượu lái xe, gây tai nạn làm chết bà Cathérine Mclean, tại Ottowa.
2003 – Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush tuyên bố quân đội Hoa Kỳ đã tung ra một cuộc tấn công chống lại “các mục tiêu cơ hội quân sự” tại Iraq. Cuộc tấn công này sử dụng những hỏa tiễn tuần tra và các quả bom được điều khiển chính xác nhắm vào các nhà lãnh đạo Iraq gần Baghdad.
2008 – Ngày qua đời của ông Arthur C. Clarke, người Anh. Ông đã góp phần trong việc phát minh ra hệ thống báo động Radar, giúp cho Không lực Hoàng gia Anh thành công trong trận chiến tranh.
2009 – Ông Josef Fritzl bị kết án tù chung thân trong dưỡng trí viện, vì tội đã nhốt con gái của ông từ khi lên 11 tuổi trong một gian phòng 6 mét vuông, dưới hầm nhà ông, hãm hiếp trong suốt 24 năm (1984-2008) và cô ấy sanh cho ông 7 đứa con.
Irène Joliot-Curie
Irène Joliot-Curie (12 tháng 9, 1897 - 17 tháng 3, 1956) là một nhà hóa học và nhà vật lí học người Pháp. Cùng với hôn phu của mình là Frédéric Joliot-Curie, công trình về sự phát xạ nhân tạo của họ đã được trao giải Nobel Hóa học năm 1935.
Tiểu sử
Irène Curie sinh 12/9/1897 tại Paris. Bà là con gái của Pierre và Marie Curie.
Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trung học, bà gia nhập học viện Radium (Institut du Radium) cùng với mẹ. Ở đây bà trở thành người giúp việc cho mẹ mình.Chính trong khoảng thời gian này, bà đã gặp Frédéric Joliot, nghiên cứu sinh tại Collège de France. Họ cưới năm 1926 và có hai con: Hélène Langevin-Joliot sinh năm 1927 và Pierre Joliot-Curie sinh năm 1932.
Họ làm việc cùng nhau trong các công trình về phóng xạ tự nhiên và nhân tạo, sự biến tố và vật lý hạt nhân. Công trình của họ về sự va chạm của các hạt neutron vào hạt nhân các nguyên tố nặng chính là một bước quan trọng trong quá trình tìm ra phản ứng phân hạch hạt nhân.
Năm 1934, mẹ của bà, bà Marie mất vì bệnh bạch cầu - một căn bệnh phổ biến ở thời đại này với những nhà khoa học làm việc về phản ứng phóng xạ.
Năm 1935, Frédéric và Irène Joliot-Curie cùng nhau đạt giải Nobel Hóa học.
Họ bắt đầu làm việc cho dự án bom nguyên tử của Pháp từ năm 1939 ( họ cùng nhau nhận được bằng sáng chế cho công trình này) Dự án bom nguyên tử này của Pháp là dự án tiên tiến nhất về bom nguyên tử trước chiến tranh cho đến khi người Mỹ, với dự án Manhattan khổng lồ chiếm mất vị trí này.
Năm 1936, Irène Joliot-Curie là thành viên chính phủ của Front populaire, kiêm thư ký của chính phủ về phát minh khoa học.
Năm 1937, bà trở thành phó tiến sĩ và sau đó là giảng viên tại Phân viện khoa học tại Paris.
Năm 1939, bà được nhận huân chương Bắc đẩu bội tinh.
Năm 1946, bà trở thành viện trưởng của học viện Radium,kế tục người tiền nhiệm là André Debierne. Bà tham gia thành lập Viện Năng lượng hạt nhân CEA.Tại đây, bà giữ chức ủy viên trong vòng 6 năm. Bà nhận chức danh giáo sư về vật lí tổng hợp và về các quá trình phóng xạ, từng được giữ trước đó bởi mẹ của bà.
Bà nhận giải thưởng Hòa bình quốc tế của Ủy ban quốc tế về Hòa bình năm 1950.
Irène Joliot-Curie mất ngày 17/3/1956 tại Paris vì căn bệnh bạch cầu do ảnh hưởng từ các phản ứng phóng xạ bà đã thực hiện trong quá trình làm việc. Chồng bà mất vì bệnh gan vào tháng 8/1958.
Related news items:
Tin mới
- Ngày 28 tháng 3 - 28/03/2016 00:00
- Ngày 27 tháng 3 - 27/03/2016 00:00
- Ngày 26 tháng 3 - 26/03/2016 00:00
- Ngày 25 tháng 3 - 25/03/2016 00:00
- Ngày 24 tháng 3 - 24/03/2016 00:00
- Ngày 23 tháng 3 - 23/03/2016 00:00
- Ngày 22 tháng 3 - 22/03/2016 00:00
- Ngày 21 tháng 3 - 21/03/2016 00:00
- Ngày 18 tháng 3 - 18/03/2016 09:41
- Ngày 20 tháng 3 - 16/03/2016 09:53
Các tin khác
- Ngày 17 tháng 3 - 16/03/2016 09:39
- Ngày 16 tháng 3 - 16/03/2016 00:00
- Ngày 15 tháng 3 - 15/03/2016 00:00
- Ngày 14 tháng 3 - 14/03/2016 00:00
- Ngày 13 tháng 3 - 13/03/2016 00:00
- Ngày 12 tháng 3 - 12/03/2016 00:00
- Ngày 03 tháng 03 - 03/03/2016 00:00
- Ngày 28 tháng 02 - 28/02/2016 00:00
- Ngày 27 tháng 02 - 27/02/2016 00:00
- Ngày 26 tháng 02 - 26/02/2016 00:00