Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ngày 10 tháng 12

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

tongiao martin luther

1520 - Martin Luther công khai đốt sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng. Giáo Hoàng yêu cầu ông công khai sám hối về việc nầy, nếu không sẽ bị vạ tuyệt thông. Luther từ chối và ông chính thức ly khai giáo hội vào tháng Giêng năm 1521.

1755 - Hai chiếc tàu của đoàn tàu Anh chở người Acadiens đi đày bị chìm trên ĐạI Tây Dương, gây tử vong 700 người.

1817 – Mississippi được công nhận thống nhất như tiểu bang thứ 20 của Hoa kỳ.

1845 – Kỹ sư dân sự người Anh lần đầu tiên phát minh ra bánh xe hơi.

1865 – Leopold I, Vua đầu tiên của nước Bỉ qua đời.

1866 – Đèn hiệu lưu thông đầu tiên của thế giới ra đời. (Màu đỏ ngừng, Màu xanh chạy).

1869 – Phụ nữ được công nhận quyền bỏ phiếu tại hạt Wyoming.

1896 – Ông Alfred Bernhard Nobel, nguời đã hiến tặng phần lớn tài sản để lập giải thưởng NOBEL qua đời tại San Remo, Ý, hưởng thọ 63 tuổi. Ông là nhà Hoá Học Thuỵ Điển phát minh chất dynamite. Trong di chúc, ông quy định lợi tức từ di sản 9 triệu Mỹ Kim được sử dụng cho những giải thưởng hàng năm dành cho những người được kể là có những hành vi nhân đạo có giá trị.

1898 – Một hiệp ước được ký kết tại Paris chính thức kết thúc chiến tranh Tây Ban Nha – Hoa Kỳ. Cuba cũng trở thành một quốc gia độc lập.

1901 – Các giải Nobel đầu tiên được trao tặng. Hai ông Jean Henry Dunant và Frédéric Passy nhân giải thưởng NOBEL đầu tiên.

1902 – Khánh thành đập nước lớn Assouan trên sông Nil tại Ai Cập.

1906 – Tổng Thống Theodore Roosevelt là người đầu tiên của Hoa Kỳ nhận giải Nobel hoà bình vì đã giúp dàn xếp kết thúc chiến tranh Nga-Nhật.

1917 – Ông Mackenzie Bowel, vị Thủ Tướng thứ 5 của Canada qua đời.

1920 – Ông Horace E. Dodge, người sáng lập công ty sản xuất xe hơi hiệu Dodge qua đời.

1931 - Jane Addams là người đồng nhận giải Nobel hoà bình. Bà là người phụ nữ đầu tiên đồng nhận giải.

1936 – Vua Anh quốc, Edouard Vlll, tuyên bố thoái vị, nhường ngôi cho em trai là “Dud D’York “. Ông viện lẽ không kham nổi trọng trách và không được người yêu là bà Walles Simson ủng hộ.

1941 – Nhật Bản xâm lăng Philippines.

1948 - Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ra tuyên ngôn Ngày Nhân Quyền Thế Giới.

1950 – Tiến sĩ Ralph J. Bunche nhận giải Nobel hoà bình. Ông là người Mỹ gốc Phi nhận giải thưởng này vì những nỗ lực trong việc dàn xếp giữa Israel và các bang lân cận của Arab.

1953 – Phát hành tạp chí ”PlayBoy” đầu tiên.

1957 - Nhờ giải quyết vụ khủng hoảng Kinh đào Suez, ông Lestar B. Pearson, Tổng trưởng Ngoại giao Canada nhận giảI Nobel Hoà bình.

1958 – Máy bay phản lực chở hành khách nội địa đầu tiên cất cánh tại Hoa Kỳ khi 111 hành khách đáp chuyến bay từ Nữu Ước đến Miami trên chiếc Boeing 707 của hãng hàng không quốc gia.

1964 – Tại Oslo, Na Uy, Tiến Sĩ Martin Luther King Jr nhận giải Nobel hoà bình. Ông là người trẻ nhất nhận giải thưởng này.

1973 – Henry Kissinger, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ và Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao Cộng sản Hanoi, nhận giải Nobel Hoà bình.

1982 – Luật hải phận quốc tế (cách thềm lục địa 200 dậm) được 118 quốc gia ký kết tại Vịnh Montego, Jamaica. 23 quốc gia và Hoa Kỳ bị loại khỏi Hiệp định này.

1983 – Ông Walesa, Chủ tịch đảng “Solidarité” của Balan được giải Nobel Hoà Bình, nhưng vì bận việc, bà vợ đi nhận thế.

1984 - Đức Giám mục Desmon Tutu, một chiến sĩ chống kỳ thị chủng tộc, nhận giải Nobel hoà bình.

1990 – Kỹ nghệ gia Armand Hammer qua đời năm 92 tuổi.

– Tổ chức F.D.A của Hoa Kỳ công nhận Norplant, một mô cấy ngừa thai có tác dụng dài hạn.

1993 – Phi hành đoàn của phi thuyền không gian Endeavor triển khai Viễn vọng kính khổng lồ không gian đang được sửa chữa trong quỹ đạo trái đất.

- Chuyến tàu hỏa đầu tiên chạy trong đường hầm biển Manche từ Pháp sang Anh.

1994 – 2 Ông Yasser Arafat, Shimon Peres và Yitzhak Rabin nhận giải Nobel Hoà Bình. Họ cam kết theo đuổi nhiệm vụ hàn gắn Trung Đông.

1995 – Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lần đầu tiên đến thủ đô Sarajevo của Bosnia tham gia với các binh sĩ của khối NATO nhằm củng cố hoà bình tại Yugoslavia cũ.

1996 – Tổng Thống Mandela của Nam Phi ký thành luật một hiến pháp dân chủ mới, hoàn tất việc chuyển quốc gia nầy từ luật thiểu số của người da trắng thành dân chủ phi chủng tộc.

1998 – 6 phi hành gia mở cửa trạm không gian mới của quốc tế cách mặt đất 250 dặm (400km).

1999 – Sau 3 năm bị tình nghi làm thám tử cho Trung Cộng, nhà khoa học máy tính Wen Ho Lee bị bắt. Ông bị cáo buộc về tội đánh cắp những tài liệu bí mật của phòng thí nghiệm Los Alamos. Sau đó Lee nhận một trong những điểm luận tội là tải xuống dữ liệu giới hạn để thu băng và được phóng thích. 58 luận điểm khác cũng được bỏ qua.

2000 – Ông Kim Dae Jung, Tổng Thống Nam Hàn, nhận giải Nobel Hoà Bình.

2002 - Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Jimy Carter, nhận giải Nobel Hoà bình.

2003 – Bà Shirin Ebadi , nhà tranh đấu cho Nhân quyền ở Iran, nhận giải Nobel Hoà bình.

2006 – Ông Augusto Pinochet, cựu Tổng Thống Chile qua đời.

2006 – Nhà Kinh tế học Bangladesh, Muhammad Yunus, nhận giải Nobel Hoà bình.

2007 – Ông Al Gore, cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, và ông Rajendra Pachauri, Chủ tịch nhóm liên Chánh Phủ về sự thay đỗi khí hậu hoàn cầu, nhận giải Nobel Hoà bình.

2008 – Ông Martti Ahtisarari, cựu Tổng Thống Phần Lan, nhận giải Nobel Hoà bình.

2008 - Tổng đình công và biểu tình bạo động 4 ngày tai Athenes, Hy lạp, để phản đối Chánh phủ bảo thủ của ông Costas Karamanlis.

2009 - Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama, nhận giải Nobel Hoà Bình.

 

Việt Nam

* Chí sĩ Ngô Đức Kế sinh năm 1878, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, qua đời ngày 10/12/1929.

Năm 1901, ông đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan, mà liên kết với các nhà yêu nước hoạt động cách mạng. Ông cùng với Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Huân, lập ra "Triêu Dương thương điếm" ở Vinh. Có lúc ông dạy học, vận động duy tân, liên hệ với Phan Bội Châu. Năm 1908, ông bị bắt đầy ra Côn Đảo, đến năm 1921 mới được trả tự do.

Từ năm 1922, Ngô Đức Kế làm chủ bút báo "Hữu Thanh" ở Hà Nội, sáng tác thơ văn, xuất bản sách tiến bộ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.

Các tác phẩm chính của ông gồm có: Phan Tây Hồ di thảo; Đông Tây vĩ nhân; Thái Nguyên thất thật quang phục ký.

Switch mode views: