Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Brexit : Nga bị thiệt hại nếu Anh Quốc rời Liên Hiệp Châu Âu

britain-eu 3

Phe chủ trương ở lại EU biểu tình tại Luân Đôn, 19/06/2016.
REUTERS/Neil Hall

Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu bối rối chưa biết làm gì nếu vào ngày 23/06, đa số dân Anh quyết định đi ra thì điện Kremlin giữ thái độ im lặng.

 Tổng thống Putin từ chối bình luận về Brexit. Thủ tướng Anh cho là Nga sẽ có lợi trong khi một chuyên gia quan hệ quốc tế thân chế độ liệt kê một loạt thiệt hại cho nước Nga.

Chỉ còn hai ngày nữa là cử tri Anh bỏ lá thăm định mệnh.
Nhà tỷ phú đầu cơ nổi tiếng của Mỹ là George Soros dự báo « một ngày thứ Sáu đen », đồng bảng Anh mất giá và sẽ kéo theo khủng hoảng địa ốc, mất công ăn việc làm đưa đến suy thóai kinh tế sau ngày thứ năm 23/06.

Câu hỏi đặt ra là nuớc Nga của tổng thống Putin có thật sự « đắc lợi » nếu Liên Hiệp Châu Âu mất thành viên Anh ?

Cho đến hôm nay, giới lãnh đạo Nga lẫn báo chí chính thức đều tránh bàn luận về Brexit.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Maxcơva không quan tâm đến hệ quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh.

Ngày 05/04/2016, bà Andrey Sushentsov, chủ tịch câu lạc bộ nghiên cứu chính trị Valdai, thân cận của điện Kremlin và cũng là giáo sư của Viện Quan hệ Quốc tế Matxcơva phổ biến một bài phân tích dài.
Trong bài, Andrey Sushentsov khẳng định nếu Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu thì kinh tế Nga sẽ bị tác hại nặng nề trên nhiều lãnh vực.

Trước hết, do đầu tư của Nga tập trung chủ yếu ở nước Anh và gắn chặt với Liên Hiệp Châu Âu.
 Trong nhiều thập niên, Liên Hiệp Châu Âu là bạn hàng chính của Nga trên thế giới.

Theo số liệu của năm 2015, Nga xuất khẩu sang Liên Hiệp Châu Âu 249 tỉ đôla hàng hóa (46% ngoại thương của Nga).
Trữ lượng vàng và ngoại tệ của Nga hiện nay lên đến 360 tỉ đôla . Phần lớn (80%) ký thác ở ngân hàng ngoại quốc và hơn 40% trữ lượng này tính theo trị giá euro.

Một cuộc động đất kinh tế tại Châu Âu sẽ gây tác hại vừa trực tiếp vừa gián tiếp cho Nga.

Khi Anh ra đi, hai bạn hàng chính còn lại của Nga trong Liên Hiệp Châu Âu là Hà Lan và đảo Chypre. Brexit có thể gây ra một cuộc chiến tranh thương mại giữa Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu với hệ quả là làm tiên tan tiền đầu tư của Nga ở ba đối tác quan trọng này.

Vào đầu năm 2014, đầu tư (và cất giấu) của Nga đổ vào Anh 9 tỉ đô la, thiên đường thuế Virgo 60 tỉ, đảo Chypre 20 tỉ và Hà Lan 19 tỉ đôla.
Matxcơva không quên đã phải cứu đảo Chypre 2,5 tỉ đôla trong cuộc khủng hoảng tài chính 2010 để bảo vệ tài sản của chính mình không bị khánh tận.

Một khi Anh Quốc ra đi thì liệu khối trữ lượng vàng và ngoại tệ của Nga để ở châu Âu ra sao ?
Theo tác giả bài phân tích thì Luân Đôn khó có thể mất tính hấp dẫn của một trung tâm tài chính thế giới nhưng phải dự phòng thời thế đổi thay.

Các tập đoàn Nga như Gazprom, Rosneft, Lukoil, Tatneft, Megafon, Rusagro đã bắt đầu bán đi cổ phần trên sàn giao dịch Luân Đôn từ thập niên 1990 và có xu hướng tìm về châu Á.
Trong tương quan địa chính trị, Brexit sẽ tác động đến chính sách đối ngoại của Matxcơva.

Thứ nhất, theo phân tích của Andrey Sushentsov thì hình ảnh Brexit, Anh bỏ Liên Hiệp Châu Âu sẽ làm mô hình dự án « Liên hiệp Kinh tế Á-Âu » của tổng thống Putin mất sinh khí.

Thứ hai, một khi Anh Quốc ra đi, Liên Hiệp Châu Âu có thể biến thành một khối do Đức lãnh đạo, hòa thuận với Nga nhưng lợi bất cập hại:
Anh Quốc không đứng một mình mà sẽ hợp lực với Mỹ và liên kết với những nước Đông Âu cũ thành một khối mới chống Nga quyết liệt hơn.

Nga đứng trước tương lai bất định nếu dân Anh chọn Brexit.

Switch mode views: