Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tư nhân hóa để phát triển ngành du lịch Việt Nam

Phu-Quoc-Beach-Vietnam

Đảo Phú Quốc đầy tiềm năng nhờ có nhiều bãi biển rất đẹp (DR)


Trong năm 2013, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt mức 7,5 triệu rưỡi lượt người với tổng doanh thu trên 9,5 tỉ đô la.
Theo kế hoạch năm 2014, mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là đón tiếp 8 triệu lượt khách quốc tế và 37 triệu lượt khách nội địa.

Làm thế nào đạt được mục tiêu vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước lân cận ?

 Trao đổi với RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt có trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét, trước hết về những nét mới trong ngành du lịch mà theo ông, đáng chú ý nhất là việc xây dựng các nhà vệ sinh công cộng, một vấn nạn mà nhiều du khách đến Việt Nam đã kêu ca từ lâu.

Điều đáng chú ý là có một số tỉnh xa cũng đã có các khách sạn đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó về mặt giao thông, đã có một số tuyến đường được rút ngắn nhờ xây dựng đường cao tốc.
Các tour du lịch mới với những điểm đặc sắc của mình cũng giúp thu hút thêm khách du lịch.

 Ông Nguyễn Văn Mỹ nêu ra một số ví dụ như các tour đi Quảng Bình, Hà Tĩnh, Trị An được đặt cho những cái tên ngồ ngộ như « Bình Tĩnh ngao du », « Bất ngờ Trị An »…Hoặc du khách có thể xuôi về thủ đô trái cây của miền Tây là Chợ Lách, hay ra đảo Phú Quý thưởng thức các món hải sản lạ miệng :

Về mặt tiêu cực, ông Nguyễn Văn Mỹ trước hết tỏ ra ngờ vực về thông báo đóng cửa khu vực núi Fansipan, có thể là nhằm âm thầm thi công cáp treo để né tránh sự phản đối của dư luận.
Bên cạnh đó là những vấn đề muôn thuở như an ninh kém cỏi, giao thông hỗn loạn, nạn buộc khách phải trả giá cao hơn thực tế, vệ sinh…

Về nguồn khách ngoại quốc đến Việt Nam, lượng khách Trung Quốc và Nga trong năm rồi đông đảo hơn. Tuy nhiên điều đáng ngại là khi số khách này tăng lên thì lượng khách Âu, Mỹ lại giảm xuống ở những nơi khách Trung Quốc và Nga hiện diện.
 Trong khi đó, chính nguồn khách từ các nước phương Tây mới là ổn định và có tác động tích cực đến du lịch Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Mỹ cho rằng với thể chế và cung cách quản lý hiện nay, du lịch Việt Nam rất khó bứt phá. Theo ông, tốt nhất là tôn trọng tính minh bạch, và tư nhân hóa toàn bộ thì ngành du lịch mới có cơ phát triển, ít nhất là bằng các nước xung quanh.

Báo chí Việt Nam hôm nay 25/02/2014 cho biết, tiếp nối chương trình kích cầu du lịch nội địa khởi động từ năm ngoái, năm nay liên minh gồm hơn 60 đơn vị lữ hành khắp ba miền Bắc Trung Nam cùng với Vietnam Airlines tiếp tục xây dựng các sản phẩm du lịch mới cho năm 2014.

Được biết trong năm 2013, liên minh này đã tung ra 50 tour du lịch không lợi nhuận, thu hút du khách bằng giá cả phải chăng và chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, với bộ máy cồng kềnh, không có một chiến lược tổng thể thích hợp, cùng với tình hình xã hội còn phức tạp, du lịch Việt Nam dù cố gắng cũng ít có cơ hội cất cánh, ít nhất là trong năm nay.

Switch mode views: