Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ có thể bị đình chỉ công tác
- Thứ Hai, 17 tháng Hai năm 2014 20:02
- Tác Giả: Thụy My
Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ
@TTXVA
Theo tin từ báo chí trong nước hôm nay 17/02/2014, Ban Nội chính Trung ương cho biết Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ có thể bị tạm đình chỉ công tác để đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng.
Trước đó, Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án « Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước » liên quan đến người đã mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng, đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương khi được hỏi về khả năng tạm đình chỉ công tác của ông Phạm Quý Ngọ để bảo đảm cho việc điều tra, đã nói rằng : « Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm ».
Đây là lần đầu tiên một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ « đang bị bệnh nặng ». Trong tình huống đó, không rõ việc điều tra sắp tới sẽ được tiến hành theo cách thức như thế nào.
Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Trần Văn Tạo, giám đốc TVT Lawyers ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết :
Luật sư Trần Văn Tạo - TP Hồ Chí Minh
Nếu có dấu hiệu phạm tội thì dứt khoát phải bị điều tra, còn nếu trong lúc đó họ bị bệnh nặng thì phải có giám định pháp y.
Khi người bị khởi tố mắc bệnh tâm thần, hoặc những bệnh hiểm nghèo khác – thường là bệnh ung thư, bệnh tim nặng, thì có thể phải đi giám định. Không có kết quả giám định thì cơ quan điều tra cũng không có quyền tạm đình chỉ đâu.
Điều 160 bộ Luật Tố tụng Hình sự nói là trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả, mà thời hạn điều tra đã hết, thì tạm đình chỉ điều tra. Trong khi tạm đình chỉ thì việc giám định vẫn phải tiếp tục cho đến khi có kết quả.
Nếu bệnh hiểm nghèo mà có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y thì người ta có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra. Và nếu kết quả giám định nói rằng không bị bệnh hiểm nghèo, không bị tâm thần, thì lúc bấy giờ người ta lại tiếp tục phục hồi điều tra.
Còn trường hợp bị tâm thần, bệnh hiểm nghèo ngược lại thì có thể yêu cầu cho đi chữa bệnh.
Thời hạn điều tra là bao lâu thưa luật sư ?
Có quy định thời hạn : Nếu tội phạm không nghiêm trọng là hai tháng, không nghiêm trọng là ba tháng, rất nghiêm trọng là bốn tháng. Khi khởi tố thì thời hạn điều tra đầu tiên được bốn tháng.
Nếu sau bốn tháng mà điều tra chưa xong, thì Luật Tố tụng cho phép được gia hạn lần thứ nhất bốn tháng nữa. Và nếu đã tám tháng qua mà điều tra cũng chưa xong, thì luật cho phép gia hạn lần thứ hai thêm bốn tháng. Tổng cộng thời gian điều tra so với tội rất nghiêm trọng là mười hai tháng.
Trong trường hợp một nhân vật đương chức bị tố cáo một cách cụ thể thì việc đình chỉ công tác để điều tra là việc cần thiết phải không ạ ?
Giả dụ như trường hợp ông Phạm Quý Ngọ, ông Dương Chí Dũng đã tố cáo ông Ngọ tại tòa.
Khi ông này tố cáo, người ta chưa có đủ chứng cứ để tiến hành về mặt hình sự, thì trước mắt phải xử lý bằng biện pháp tổ chức và hành chánh trước đã. Điều đó là cần thiết, vì người ta tố cáo một cách công khai tại tòa mà.
Trường hợp này bây giờ Ban Nội chính cũng yêu cầu tố tụng đó. Khi điều tra xác minh rõ là có hành vi phạm tội rồi thì phải khởi tố ông Ngọ thôi.
Theo báo Người Lao Động, ông Phó ban Nội chính ngại đây là chuyện nhạy cảm. Ông Ngọ đang bệnh nặng, bệnh của ông là bệnh tim thành ra nhiều khi làm sốc quá có khi ông ấy bị chết.
Cũng không biết chính xác ra sao, nhưng nghe nói là ông Ngọ bịnh rất nặng, bị ghép tim.
Trong tố tụng hình sự, cũng phải có biện pháp để khi điều tra nếu xảy ra sự cố gì thì sẽ rất khó.
Theo một nhà quan sát, vụ Phạm Quý Ngọ là đòn cuối cùng của « phe bảo thủ ».
Nếu việc điều tra gặp khó khăn, vụ đại án này có nguy cơ trở nên bế tắc, không khai thác thêm được gì nữa, và như thế khó thể đụng chạm đến « phe lợi ích ».
Câu hỏi đặt ra là, bị dồn vào tình thế hiểm nghèo như vậy, mà nếu « phe lợi ích » vẫn thoát hiểm thì hậu quả sẽ như thế nào đối với « phe bảo thủ »?
Tin mới
- Trung Quốc góp vốn vào hãng xe Pháp Peugeot - 19/02/2014 21:09
- Thái Lan : Người biểu tình bao vây trụ sở dã chiến của Thủ tướng - 19/02/2014 21:04
- Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân - 19/02/2014 20:52
- Trung Quốc qua mặt Ấn Ðộ, trở thành nước mua vàng nhiều nhất thế giới - 19/02/2014 00:57
- Đàm phán hạt nhân Iran nối lại tại Vienna dự báo nhiều khó khăn - 19/02/2014 00:41
- Đức thay Châu Âu đứng ra giải quyết khủng hoảng Ukraina - 19/02/2014 00:14
- Ủy ban chống tham nhũng Thái sẽ truy tố Thủ tướng Yingluck - 19/02/2014 00:06
- Ngoại trưởng Kerry: Nga giúp chế độ Assad chống nhân dân Syria - 18/02/2014 01:23
- Pháp tìm cách thu hút đầu tư ngoại quốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - 17/02/2014 20:21
- Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông cần có Quy tắc Ứng xử để giúp châu Á ổn định - 17/02/2014 20:12
Các tin khác
- Cộng Sản VN nhảy múa mừng ngày đau buồn 19/2/1979 - 17/02/2014 19:50
- Tư nhân, chính phủ Mỹ nỗ lực thu hút thêm khách du lịch - 17/02/2014 02:11
- Pháp, Anh lên án Damas sau thất bại của hội nghị Genève 2 - 17/02/2014 01:20
- Ai Cập : Cựu Tổng thống Morsi ra tòa vì tội âm mưu « khủng bố » - 17/02/2014 01:13
- Marathon Hồng Kông vì quyền tự do báo chí - 17/02/2014 00:50
- Hồ sơ Biển Đông tiếp tục theo chân Ngoại trưởng Mỹ đến Indonesia - 17/02/2014 00:43
- Sinh nhật Kim Jong Il, Bình Nhưỡng thăng cấp nhiều chỉ huy quân đội - 17/02/2014 00:25
- Hãng Pepsi giảm bớt nhân viên sản xuất - 16/02/2014 00:22
- Mỹ: Nhiều bác sĩ bỏ phòng mạch, sang làm công ăn lương - 16/02/2014 00:15
- Thái Lan : Người biểu tình tiếp tục bám trụ - 15/02/2014 23:57