Miến Điện và tù chính trị : Vừa thả vừa bắt ?
- Chúa Nhật, 22 tháng Mười Hai năm 2013 22:19
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Các nữ tù nhân chính trị Miến Điện ra khỏi nhà tù Insein, Rangoon, 12/10/2011.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Sẽ không còn một tù nhân chính trị nào trong các nhà lao tại Miến Điện vào cuối năm 2013 này.
Trên đây là lời hứa của Tổng thống Miến Điện Thein Sein, một cam kết đầy tham vọng vì chỉ mới cách đây ba năm, vẫn còn có khoảng hai ngàn người bị giam cầm ở Miến Điện vì lý do chính trị.
Trong những ngày cuối năm này, thống kê chính thức cho thấy Tổng thống Miến Điện gần như đã đạt được mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, chế độ Miến Điện bị cáo buộc là vẫn tiếp tục bắt giữ những người bất đồng chính kiến, và nhiều trường hợp không được thống kê, nhất là trong những nhà tù ở miền tây Miến Điện.
Phải chăng chính quyền Miến Điện đang có một chủ trương hai mặt, vừa thả tù chính trị để lấy lòng quốc tế, vừa âm thầm bắt giữ những thành phần chống đối để bảo vệ một số lợi ích phe nhóm ?
Đây là câu hỏi mà thông tín viên RFI tại Rangoon – Rémy Favre - đã thử tìm cách trả lời thông qua một số người chứng cụ thể.
Với thông báo trả tự do cho 44 tù nhân chính trị hôm 11/12 vừa qua, vào đúng hôm khai mạc Thế Vận Hội Đông Nam Á, nối tiếp theo một quyết định tương tự ngày 15/11, liên quan đến 69 người, thống kê chính thức của Miến Điện chỉ còn ghi nhận không đầy năm chục người còn bị giam giữ vì lý do chính kiến.
Trên bề nổi, hai năm rưỡi sau khi một chính phủ dân sự cải tổ lên cầm quyền ở Miến Điện, đây quả là một tiến bộ đáng ghi nhận.
Ông Bo Kyi, Thư ký của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Miến Điện giải thích :
« Chính phủ muốn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế rằng họ đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách tốt đẹp... Họ muốn Liên Hiệp Quốc rút tên Miến Điện ra khỏi chương trình nghị sự của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... Họ muốn nâng cao tính chính đáng của chính quyền hiện nay ».
Ông Bo Kyi là một thành viên trong ủy ban đặc biệt được chính Tổng thống Miến Điện Thein Sein thành lập và có trách nhiệm xác định xem ai là tù nhân lương tâm đang bị giam giữ để xem xét việc trả tự do cho số người này.
Tuy nhiên, ông Bo Kyi đã không được chính quyền cho phép đến điều tra tại vùng Arakan ở miền tây Miến Điện, nơi mà chính quyền đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ kể từ tháng 6 năm 2012, khi xẩy ra những vụ bạo động tôn giáo... Về những vụ bắt mới đó, ông Bo Kyi cho biết :
« Có ít nhất là năm trăm người đã bị bắt giữ tại bang Arakan... Nhiều người trong số này có lẽ là không hề phạm phải một tội nào, trong lúc một số khác có thể là đã thực sự phạm tội.
Vấn đề là tôi không biết làm thế nào để kiểm tra, cho nên rất khó mà kết luận rằng không còn tù chính trị tại Miến Điện.
Thực tế theo tôi, là các vụ bắt giữ vẫn đang tiếp tục, do đó khó có thể tin vào lời khẳng định của chính phủ dân sự là không còn tù chính trị ».
Chính phủ Miến Điện vẫn tiếp tục bỏ tù các nhân vật đấu tranh bảo vệ dân quyền bị cho là có hoạt động gây rối khi tổ chức các cuộc biểu tình mà không được phép.
Đó là những gì đã xảy ra với Ko Tun Kyi. Anh xác nhận :
« Cuộc biểu tình của chúng tôi có liên quan trực tiếp đến phong trào phản đối các lợi ích của Trung Quốc.
Chính phủ Miến Điện đã bị áp lực của Trung Quốc nên đã cấm chúng tôi biểu tình.
Nếu mà họ cho phép chúng tôi, họ sợ rằng cuộc biểu tính của chúng tôi sẽ bôi xấu hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế ».
Kể từ năm 2014, Miến Điện sẽ lên làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Đất nước này sẽ trở thành trọng tâm chú ý của quốc tế.
Đối với với ông Tomas Quintana, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Miến Điện, đây là một điều đáng mừng vì vấn đề tù nhân chính trị tại Miến Điện không phải là đã kết thúc.
Ông giải thich như sau :
« Tôi biết rằng có những người trong chính quyền Miến Điện đang cố gắng dứt khoát đóng lại hồ sơ tù nhân chính trị, nói rằng đó chỉ là những người bị bắt dưới thời chính quyền quân sự.
Tuy nhiên, tôi nhìn vấn đề một cách khác : đó là sẽ có thêm tù nhân, có thêm những trường hợp tù nhân chính trị, và tôi muốn là Ủy ban về tù nhân chính trị này không bị giải thể vào cuối năm nay ».
Mối lo ngại của ông Quintana không phải là không có cơ sở.
Kể từ cuối tháng 11 đến nay, tại Miến Điện, đã có ít nhất 16 nhà hoạt động xã hội đã bị phạt tiền hoặc phạt tù về tội biểu tình mà không được phép hay gây rối trật tự công cộng.
Tin mới
- Bắc Triều Tiên: Hành quyết Jang Song Theak do tranh chấp lợi ích kinh tế - 23/12/2013 19:54
- Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và Miến Điện sẽ tăng gấp đôi - 23/12/2013 19:29
- Các sự kiện lớn năm 2013 (phần 1) - 23/12/2013 05:36
- Hải Quân Mỹ tiếp tục điều tra tham nhũng đấu thầu - 23/12/2013 00:47
- Nhiều học sinh giỏi, gốc Á, gian lận điểm số - 23/12/2013 00:37
- San Francisco: Người biểu tình chặn xe Apple, Google - 22/12/2013 23:35
- Mỹ không ủng hộ Nam Sudan, nếu có đảo chính - 22/12/2013 23:12
- Pháp : Các nhà máy lọc dầu của Total bãi công - 22/12/2013 23:00
- Trung Quốc : Thêm một thành phố giới hạn số lượng xe hơi để chống ô nhiễm - 22/12/2013 22:53
- Bốn tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư - 22/12/2013 22:47
Các tin khác
- Đối lập Thái Lan lại biểu tình chống chính phủ - 22/12/2013 22:06
- Luật cấm phá thai bị phản đối dữ dội tại Tây Ban Nha - 22/12/2013 00:58
- Ban Ki Moon hứa huy động quốc tế giúp nạn nhân bão Haiyan - 21/12/2013 20:08
- Bắc Kinh càng khiêu khích, Tokyo càng lên tinh thần võ sĩ đạo - 21/12/2013 19:54
- Đối lập Thái Lan tẩy chay bầu cử Quốc hội - 21/12/2013 19:48
- Công an Trung Quốc đánh chết một nhà sư Tây Tạng có nhiều ảnh hưởng - 21/12/2013 19:39
- Obama bổ nhiệm tân đại sứ Mỹ tại Trung Quốc - 21/12/2013 19:21
- Hành động tử tế sưởi ấm những ngày đông giá - 20/12/2013 21:59
- Tàu hải quân Anh thăm Việt Nam - 20/12/2013 21:03
- Kinh tế Châu Á đối mặt với tăng trưởng dưới trung bình năm 2014 - 20/12/2013 20:56