Anh Quốc trải thảm đón doanh nghiệp Trung Quốc
- Thứ Ba, 15 tháng Mười năm 2013 21:38
- Tác Giả: Anh Vũ
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne (T) và Chủ tịch Ngân hàng Công Thương Trung Quốc ICBC Khương Kiến Thanh, tại trụ sở ngân hàng này, Bắc Kinh, 15/10/2013
REUTERS
Cũng giống như nhiều nước Châu Âu khác, nước Anh không cưỡng lại được sức hấp dẫn kinh tế từ Trung Quốc.
Các doanh nghiệp và du khách Trung Quốc được nước Anh trải thảm đỏ đón. Ngày hôm qua, 14/10/2013 trong chuyến thăm Trung Quốc dài gần một tuần, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã hoan hỉ thông báo chủ trương đơn giản hóa các thủ tục cấp visa tạo điều kiện cho người Trung Quốc vào Anh được dễ dàng hơn.
Luân Đôn muốn mở rộng thêm cánh cửa cho du khách và thúc đẩy trao đổi thương mại với Bắc Kinh. Động thái này còn hướng tới khởi động lại mối quan hệ Trung Quốc-Anh vốn từ một năm nay đang nguội lạnh.
Trong khuôn khổ quy định mới về cấp visa nhập cảnh vào Anh, người Trung Quốc tới các nước Liên Hiệp Châu Âu nếu muốn vào nước Anh từ nay trở đi không cần phải xin visa rời.
Ngoài ra trong kế hoạch này, Luân đôn sẽ cho triển khai thêm các địa điểm cấp visa lưu động tại những thành phố như Bắc Kinh hay Thượng Hải. Đồng thời trong thời gian tới, Anh cũng bắt đầu triển khai việc cấp visa khẩn trong vòng 24 tiếng cho người Trung Quốc.
Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, năm ngoái, 210 nghìn du khách Trung Quốc tới Anh đã đem lại cho nền kinh tế của xứ sở sương mù này tới 300 triệu bảng Anh
Các biện pháp mở rộng nhập cảnh vào Anh chủ yếu nhằm vào các doanh nghiệp và du khách Trung Quốc, hai đối tượng có thể mang lại lợi ích kinh tế tức thời cho nước Anh.
Phát biểu trước các sinh viên Đại học Bắc Kinh, Bộ trưởng Tài chính George Osborn đã giải thích :
« Tôi không muốn chúng tôi cứ phải cưỡng lại những tiến bộ kinh tế của các bạn, tồi muốn nước Anh chia sẻ điều đó. Bởi vì càng có nhiều việc làm và đầu tư ở Trung Quốc thì cũng có nghĩa là càng có thêm việc làm và đầu tư ở Anh ».
Bộ trưởng Anh không phải là người đầu tiên trải thảm đón chào người Trung Quốc.
Phần lớn các nước trong Liên Hiệp Châu Âu trước đó cũng đã tìm cách thu hút tiền của người Trung Quốc qua việc làm đầu tiên là đơn giản thủ tục cấp visa Schengen.
Ngoại trưởng Pháp trong một lần đến thăm Thượng Hải hồi tháng 4 vừa qua thậm chí còn cho rằng « có thể đơn giản hơn nữa thủ tục cấp visa cho doanh nhân và du khách Trung Quốc ».
Có điều khác với các nước đi trước, Luân Đôn muốn tận dụng 5 ngày thăm viếng của Bộ trưởng Tài chính để khởi động lại mối quan hệ giữa hai nước gần như đang ở điểm chết, nhất là từ khi Thủ tướng David Cameron tiếp Đức Đạt Lai lạt Ma hồi năm ngoái.
Cũng từ một năm qua, xuất khẩu của Anh qua thị trường Trung Quốc trở nên èo uột.
Đầu năm nay, Thủ tướng Anh đã phải hủy chuyến công du tới Bắc Kinh. Lần này chính phủ Anh đã cử Bộ trưởng tài chính, đi cùng có Thị trưởng Luân Đôn Boris Johnson và 4 Bộ trưởng khác đến để phát động lại các trao đổi kinh tế với thị trường rộng lớn nhất châu Á này.
Nhân dịp này Anh đã ký thêm nhiều thỏa thuận nhằm tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào nhiều lĩnh vực.
Hiện tại tỷ trọng đầu tư của Trung Quốc vào Anh chỉ đạt khoảng 0,7% GDP của cả Vương quốc Anh, khoảng 170 tỷ đô la Mỹ.
Vì mục tiêu kinh tế, nên dễ hiểu là Bộ trưởng Anh né tránh vấn đề nhân quyền. Truyền thông Anh đã cố công nhắc lại chuyện gặp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, nhưng đề nhận được những câu trả lời từ chối bình luận.
Để hâm nóng lại quan hệ với Trung Quốc, đại diện của chính phủ Anh đã có tuyên bố dễ nghe đối với Bắc Kinh :
« Có một số nước phương Tây thấy nước Trung Quốc ngày càng phát triển và họ cảm thấy bực tức. Họ nghĩ rằng thế giới này là một chiếc bánh, phần mà Trung Quốc chiếm càng nhiều thì phần còn lại của họ càng ít. Tôi bác bỏ hoàn toàn quan điểm bi quan này. Nếu tất cả chúng ta cùng làm cho chiếc bánh to hơn thì tất cả nhân dân chúng ta đều được hưởng. Đó sẽ phải là cơ sở cho mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc ».
Trong khi nước Pháp đang xuất hiện những lo ngại về sự hiện diện ngày càng sâu rộng của các nhà đầu tư Trung Quốc, từ mỹ phẩm, rượu nho, cho đến năng lượng và sắp tới là công nghiệp ô-tô….
Và trong khi mà cuộc chiến thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu thi thoảng vẫn nổi lên dữ dội, thì bên kia bờ biển Manche, Anh Quốc không ngần ngại mở rộng cửa đón các doanh nghiệp Trung Quốc.
Tin mới
- Thủ tướng Nhật lại cho mang lễ vật đến đền Yasukuni - 17/10/2013 16:47
- Trung Quốc hoan nghênh Mỹ ra khỏi khủng hoảng - 17/10/2013 16:41
- Nga được "mời" hợp tác thành lập vùng bảo tồn ở Nam cực - 16/10/2013 23:22
- Bão Wipha lướt gần Tokyo : 17 người chết - 16/10/2013 20:08
- Phương Tây kêu gọi cảnh giác khi đến Miến Điện, sau một loạt vụ nổ - 16/10/2013 20:01
- Động đất ở Philippines : Hơn 140 người thiệt mạng - 16/10/2013 19:49
- Các đại gia Trung Quốc giàu thêm dù kinh tế ảm đạm - 16/10/2013 19:26
- Thương mại Việt-Trung : càng gia tăng, càng mất cân đối ? - 16/10/2013 19:18
- Máy bay Lào bị rơi : Ít nhất 44 người tử nạn trong đó có người Việt - 16/10/2013 18:57
- Trước làn sóng bài ngoại dâng cao, Nga gia tăng bố ráp người nhập cư - 15/10/2013 22:23
Các tin khác
- Khủng hoảng ngân sách Mỹ : Le lói thỏa thuận - 15/10/2013 21:29
- Tổng thống Syria cho rằng lẽ ra ông phải được giải Nobel Hòa bình - 15/10/2013 21:22
- Bắt đầu thương thảo về hồ sơ nguyên tử Iran, trong không khí hy vọng - 15/10/2013 21:14
- Miến Điện : Đánh bom khủng bố tại một khách sạn ở Rangoon - 15/10/2013 21:05
- Tin tặc Bắc Triều Tiên gây thiệt hại cho Hàn Quốc gần 1 tỷ đô la - 15/10/2013 16:39
- Philippines : Động đất lớn làm ít nhất trên 70 người chết - 15/10/2013 16:30
- Việt Nam : Bão Nari làm 5 người chết, gây thiệt hại nặng - 15/10/2013 16:24
- Nga kêu gọi Mỹ thuyết phục đối lập Syria tham dự hòa đàm Genève-2 - 14/10/2013 21:04
- Hơn 115 tín đồ Ấn Độ giáo tử vong vì xô đẩy - 14/10/2013 20:34
- Anh Quốc đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho du khách Trung Quốc - 14/10/2013 19:55