Việt Nam và Indonesia trở thành đối tác chiến lược
- Thứ Năm, 27 tháng Sáu năm 2013 19:12
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Lễ đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Cung Merdeka - Jakarta (Indonesia) ngày 27/06/2013.
REUTERS/Enny Nuraheni
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đến Indonesia vào hôm nay 27/06/2013 trong một chuyến viếng thăm cấp Nhà nước.
Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Jakarta chiều nay giữa Chủ tịch nước Việt Nam với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, đúng như dự đoán, hai bên đã chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.
Theo Thông tấn xã Việt Nam : « Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước không ngừng phát triển trong gần 60 năm qua và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.
Trên cơ sở đó, hai nhà lãnh đạo đã chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam -Indonesia thành đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác và phát triển phồn vinh của khu vực và thế giới ».
Indonesia là nước ASEAN thứ hai có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Nước thứ nhất là Thái Lan vừa nâng quan hệ với Việt Nam lên cấp đối tác chiến lược hồi đầu tuần, nhân chuyến công du của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Theo dự trù, Singapore sẽ là nước Đông Nam Á thứ ba ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong năm nay.
Theo giáo sư Carl Thayer, trong thời gian gần đây, Việt Nam chủ yếu tìm cách thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc thế giới hay khu vực.
Hiện đã có 8 nước có quan hệ loại này với Việt Nam, bao gồm 3 thành viên thường trực Liên Hiệp Quốc : Nga, Anh và Trung Quốc, hai cường quốc Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản, một cường quốc Nam Á là Ấn Độ. Tại Châu Âu, hai đối tác chiến lược của Việt Nam là Đức và Tây Ban Nha.
Việt Nam hiện đang tìm cách nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược với hai thành viên còn lại trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Pháp và Mỹ.
Nếu triển vong với Pháp có dấu hiệu thuận lợi, thì với Mỹ, cản lực vẫn là vấn đề tôn trọng nhân quyền còn kém cỏi tại Việt Nam.
Tin mới
- Tinh thần Nguyễn Phương Uyên vững vàng trong tù - 30/06/2013 07:02
- Ai bảo VN nghèo? 618,000 du khách Việt tưng bừng đến Thái Lan trong năm 2012 - 28/06/2013 23:48
- Phần lớn người già hiện không đủ sống bằng lương hưu - 28/06/2013 23:37
- Một linh mục Ý bị bắt trong cuộc điều tra ngân hàng Vatican - 28/06/2013 16:10
- Đội bóng đá nữ Bắc Triều Tiên sẽ đến Hàn Quốc thi đấu vào tháng 7 - 28/06/2013 16:01
- Mâu thuẫn giữa hệ phái Hồi Giáo Sunni và Shiite ở Trung Đông - 28/06/2013 03:19
- VN ‘không dùng vũ lực ở Biển Đông’ - 27/06/2013 21:59
- Edward Snowden có thể “bị kẹt” lâu dài ở sân bay Matxcơva - 27/06/2013 21:29
- Cam Bốt rầm rộ khai mạc vận động tranh cử Quốc hội - 27/06/2013 21:16
- Thêm 200 lao động "chui" Việt Nam bị phát giác tại Matxcơva - 27/06/2013 19:18
Các tin khác
- Việt Nam : Tiếng than của dân oan rền vang hai miền Nam-Bắc - 27/06/2013 18:49
- Con rể thủ tướng đầu tư vào truyền thông - 27/06/2013 00:38
- Chuyến công du châu Phi tốn kém của tổng thống Obama - 26/06/2013 21:06
- Một chủ doanh nghiệp Mỹ bị bắt làm con tin tại Trung Quốc - 26/06/2013 20:51
- Thư ngỏ về việc đại học Thái Lan trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng - 26/06/2013 15:55
- Mỹ- Ả Rập khẳng định lập trường chống Syria - 26/06/2013 03:28
- Nga phủ nhận có liên hệ với Edward Snowden - 25/06/2013 21:34
- Biển Đông: Chọn đủ thẩm phán cho vụ Philippines kiện Trung Quốc - 25/06/2013 20:52
- Pháp trải thảm đỏ đón các doanh nhân Trung Quốc - 25/06/2013 15:53
- Đức Thánh Cha chỉ trích tính "ngạo mãn "của các Giám Mục Ý - 25/06/2013 15:36