Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nỗ lực cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam

Lunch-School-VN


Bữa ăn tại một trường học vùng cao ở Việt Nam (DR)


 

Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em tại Việt Nam đều chia sẻ nhận định chung là tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em có chiều hướng thu hẹp tại Việt Nam trong hai thập niên gần đây.

 Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, Việt Nam vẫn nằm trong tốp đầu thế giới về tỷ lệ trẻ thấp còi, nhẹ cân… Tại Việt Nam, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay ra sao và các biện pháp gì đang được thực hiện để cải thiện tình trạng này?

Gần đây, cộng đồng quốc tế ngày càng ý thức hơn về những hệ quả nghiêm trọng của nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em, không chỉ đến những người phải trực tiếp chịu hậu quả là các em nhỏ, những công dân tương lai, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội nói chung.

 Một nghiên cứu mới đây của FA0 cho thấy, gần 900 triệu người (chiếm 12,5 % dân số toàn cầu) bị đói ăn, khoảng 2 tỷ người ăn kém (đặc biệt do thiếu các chất vi lượng, ăn uống không cần bằng, ăn các thực phẩm bị nhiễm độc...).

 Thiệt hại do việc các thành viên xã hội được nuôi dưỡng kém làm thiệt hại đến 5% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu (bao gồm cả các thiệt hại do nạn mập quá, ảnh hưởng đến 1,4 tỷ dân, trong số này có 500 triệu người béo phì).

Để khắc phục thực trạng này, giới y tế ngày càng tập trung chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng của sản phụ và trẻ em trong 3 năm đầu đời.

 Đây là giai đoạn được coi như là nền tảng, quyết định phần lớn sức khỏe thể chất và tinh thần của cả một đời người.  

Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em tại Việt Nam đều chia sẻ một nhận định chung là tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em có chiều hướng thu hẹp tại Việt Nam.

 Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong các nước đứng đầu trong việc đẩy lùi nạn suy dinh dưỡng, với ước tính hơn 50% trẻ em suy dinh dưỡng trong những năm 1980 và hiện tại tỷ lệ này ở vào khoảng 30%.

 Dù đã có rất nhiều tiến bộ, theo một số nghiên cứu thống kê, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ trẻ thấp còi, nhẹ cân, chưa kể các biểu hiện suy dinh dưỡng khác.

Bên cạnh đó, các hiểu biết thực tế trong việc nuôi trẻ đúng cách, hoặc vẫn còn xa lại với nhiều người, hoặc chưa trở thành một kinh nghiệm mang tính sống còn.

Suy dinh dưỡng là một thực tế hết sức phức tạp và đa dạng tại một đất nước gần 90 triệu dân, bao gồm nhiều khu vực địa lý và môi trường xã hội rất khác nhau.

 Trong khuôn khổ tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe tiếng nói của một số chuyên gia và nhà hoạt động xã hội đã hoặc đang dành nhiều chú ý cho việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, cũng như việc tăng cường hiểu biết về thực trạng này.

Các khách mời của chúng ta là nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình - từng phụ trách mảng sức khỏe và y tế của Viện Xã hội học -, nhà báo Trần Đăng Tuấn - người chủ trì chương trình từ thiện “Cơm có thịt” giúp các trẻ em ở một số khu vực thuộc vùng núi Tây Bắc - anh Thái Dzuy, thành viên sáng lập nhóm thiện nguyện “Người tôi cưu mang”, hiện có chương trình “Nồi cháo dinh dưỡng” tại một xã ở vùng Tây Nguyên (miền Nam Trung Bộ) và bác sĩ Trần Tuấn, phụ trách Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, - người điều hành chương trình nghiên cứu can thiệp về sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại tỉnh Hà Nam (đồng bằng Bắc Bộ).


Switch mode views: