Pháp Đức thống nhất ý kiến trước hội nghị thượng đỉnh châu Âu
- Thứ Năm, 30 tháng Năm năm 2013 23:59
- Tác Giả: Thụy My
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp François Hollande (REUTERS /F. Lenoir )
Hôm nay 30/05/2013, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp François Hollande hội kiến tại Paris để thông qua bản báo cáo về tăng trưởng và việc làm.
Đây là đóng góp chính thức đầu tiên của hai nước Pháp-Đức cho hội nghị thượng đỉnh châu Âu, kể từ khi ông Hollande lên nắm quyền.
Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/06/2013, bàn về các vấn đề kinh tế, tăng trưởng, tính cạnh tranh và việc làm, đặc biệt là công ăn việc làm cho giới trẻ.
Đóng góp của Paris và Berlin sẽ được công bố để 25 nước châu Âu khác xem xét.
Về vấn đề thanh niên thất nghiệp đang ảnh hưởng hơn phân nửa giới trẻ ở Tây Ban Nha hay Hy Lạp và một phần tư thanh niên Pháp, ông François Hollande từ hôm thứ Ba 28/5 đã đưa ra sáng kiến của Pháp và Đức, mà 27 nước thành viên sẽ quyết trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Sáng kiến này sau đó sẽ được chính thức công bố tại Berlin ngày 3/7 trong hội nghị các Bộ trưởng Lao động châu Âu, do Thủ tướng Đức chủ trì, có sự hiện diện của Tổng thống Pháp.
Trong khi chờ đợi, hôm nay bà Angela Merkel và ông François Hollande gặp gỡ tại Paris với chương trình làm việc dày đặc.
Hai vị nguyên thủ sẽ tham quan triển lãm mang tên « Từ nước Đức, 1800-1939 » tại Viện bảo tàng Louvre. Sau đó sẽ hội đàm tại điện Elysée, và được chính thức trao bản báo cáo đang rất được chờ đợi về « tính cạnh tranh và tăng trưởng », do hai doanh nhân tên tuổi là Jean-Louis Beffa và Gerhard Cromme soạn thảo.
Tại Paris, chính phủ cam đoan rằng « tình trạng căng thẳng, giữ khoảng cách và giá lạnh trong quan hệ Pháp-Đức » mà báo chí nêu ra chỉ là « giả tạo », và quan hệ đôi bên đang « ổn định ».
Báo cáo Beffa-Cromme gồm khoảng ba chục đề nghị về chính sách năng lượng, thương mại, đầu tư, cạnh tranh, thuế khóa.
Chương trình hội đàm cũng đề cập đến hiệp ước tăng trưởng với số tiền 120 tỉ euro được Hội đồng châu Âu đã thông qua cách đây một năm, mà Paris rất muốn « nay được cụ thể hóa trên thực tế ».
Đôi bên cũng đào sâu vấn đề liên minh kinh tế và tiền tệ, hay sự hợp tác trong chính sách kinh tế.
Ông Hollande đã nâng vấn đề này lên một tầm vóc mới, trong cuộc họp báo hôm 16/5 khi đề nghị một « chính phủ kinh tế châu Âu ».
Tin mới
- Thiên An Môn : Kiểm duyệt của Trung Quốc tinh vi hơn - 01/06/2013 21:38
- Cù Huy Hà Vũ : Sức khoẻ nguy kịch sau 6 ngày tuyệt thực - 01/06/2013 21:20
- Hoa Kỳ giảm nhẹ trừng phạt Iran để ngăn trở kiểm duyệt internet - 31/05/2013 22:47
- Tổng thống Pháp kêu gọi Genève 2 chuẩn bị thời kỳ “hậu Assad” - 31/05/2013 22:39
- Bài trừ thuốc lá : Pháp tái khởi động chiến dịch - 31/05/2013 22:28
- Các bà mẹ Thiên An Môn : Tập Cận Bình không phải là nhà cải cách - 31/05/2013 21:49
- Nhật Bản trợ giúp Châu Phi 10 tỷ đô la - 31/05/2013 21:38
- Doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc : Bi quan kỷ lục - 31/05/2013 21:09
- Số công ty ngoại quốc ở Mexico bị tống tiền tăng vọt - 31/05/2013 00:35
- Một kinh tế gia của Nga xin tỵ nạn ở Pháp - 31/05/2013 00:08
Các tin khác
- Hết tiền, phủ tổng thống Pháp mang rượu ngon ra bán - 30/05/2013 21:21
- Nuon Chea lần đầu tiên nhận trách nhiệm về tội diệt chủng - 30/05/2013 21:15
- Bạo động ở Miến Điện : Quân đội tuần tra, người Hồi giáo chạy trốn - 30/05/2013 16:12
- Hoa Kỳ khẳng định tôm Việt Nam được trợ giá - 30/05/2013 15:48
- Pháp lên án Việt Nam về vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất - 30/05/2013 15:42
- Phụ nữ nay là trụ cột tài chánh trong 40% gia đình Mỹ - 29/05/2013 22:23
- Ngoại thương Bắc Triều Tiên lệ thuộc 90% vào Trung Quốc - 29/05/2013 21:54
- Trung Quốc : Du lịch Hoàng Sa không "dễ nuốt" - 29/05/2013 20:33
- Nhật - Ấn ký thỏa thuận nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc - 29/05/2013 20:05
- Hàng ngàn công nhân gia công cho Nike đòi tăng lương - 28/05/2013 23:22