Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện bỏ tù bảy người Hồi giáo

Miendien meiktila burning houses


Cảnh tàn phá ở Meiktila

 

Bạo động ở Meiktila làm hơn 40 người chết

Bảy người theo đạo Hồi vừa bị chính quyền Miến Điện bỏ tù vì vai trò trong các cuộc đụng độ có yếu tố tôn giáo tại thị trấn Meiktila hồi tháng Ba.

Một người nhận 34 năm tù giam vì tội sát hại một vị sư, hai người kia nhận 2 và 14 năm tù vì các tội tụ tập trái phép và báng bổ tôn giáo.

Ít nhất 43 người, đa số là Hồi giáo, thiệt mạng trong đợt bạo động bùng phát sau khi có tranh cãi tại một cửa hàng do người đạo Hồi làm chủ.

Tới nay chưa có người theo Phật giáo nào bị buộc tội vì liên quan trong đợt bạo động chết người này.

Theo cáo trạng, vị sư thiệt mạng là do bị một nhóm người Hồi giáo đánh chết sau khi lôi người này từ trên xe máy xuống đất.

Một cậu thiếu niên chừng 15 tuổi cũng bị kết án và bỏ tù 7 năm. Thiếu niên này sẽ bị giam trong trại dành cho người vị thành niên.

Chống người Hồi giáo

Ngoại trừ vị sư đã chết, cả đợt bạo động ở Meiktila được cho là gần như hoàn toàn nhằm vào người theo đạo Hồi vốn thuộc thiểu số.

Vụ này kéo theo các vụ bùng nổ bạo lực nhỏ tại ít nhất ba thị trấn khác và khiến cho hơn 12.000 người Hồi giáo phải đi sơ tán.

Người chủ cửa hàng vàng, nơi cuộc cãi cọ ban đầu xảy ra, cùng vợ và một nhân viên của ông ta đã bị buộc tội trộm cắp và tấn công người khác hồi tháng Tư.

Cho dù có nhiều bằng chứng đã được quay lên video về việc nhà cửa và nơi thờ tự của người Hồi giáo bị đốt cháy, nhiều người bị đánh chết, quá trình xem xét tội trạng của các Phật tử diễn ra chậm chạp hơn nhiều.

Hơn 40 người theo Phật giáo đã bị bắt, thế nhưng luật sư của họ nói với BBC rằng việc tố tụng mới ở bước đầu.

Đợt bạo động ở Meiktila được cho là tồi tệ nhất kể từ sau làn sóng bạo lực sắc tộc tại bang Rakhine hồi năm ngoái, khi gần 200 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải đi nơi khác sống.

Tham gia đợt bạo động Rakhine có nhiều Phật tử và người Hồi giáo Rohingya, mà Miến Điện không thừa nhận là công dân của họ.

Hiện còn nhiều người Rohingya phải cư trú trong các trại tạm.

Switch mode views: