Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ đối phó với tình trạng lao động ở Bangladesh



WASHINGTON (WP) - Chính quyền Hoa Kỳ có thể bãi bỏ quy chế giảm thuế nhập cảng hàng hóa cho Bangladesh, vì điều kiện lao động yếu kém thể hiện qua nhiều tai nạn xảy ra ở của quốc gia này.

Bangladesh-mamac


Các phụ nữ trong xưởng may mặc Syntex Kniwar ở Bangladesh đang ráp những chiếc áo T-shirts. (Hình: Jason Motlagh / WP)

 

Nhiều ý kiến đòi hỏi có biện pháp thích ứng với Bangladesh đã được nêu lên sau vụ hỏa hoạn làm thiệt mạng 112 công nhân cuối năm ngoái, và đến nay được đẩy mạnh hơn với thảm kịch sập xưởng may chết 1,127 người hôm 24 tháng 4.

Các giới chức Hoa Kỳ cho biết từ mùa thu năm ngoái đã có quyết định áp lực Bangladesh cải thiện điều kiện lao động. Bangladesh đang tiến lên tới vị trí đứng đầu thế giới về xuất cảng hàng may mặc.

 Bộ Lao Động Hoa Kỳ và một nhóm quốc gia Âu Châu đồng ý tài trợ để thành lập một hệ thống thanh tra, nhưng chính quyền yếu và tình trạng tham nhũng trầm trọng ở Bangladesh khiến cho chưa đi tới một giải pháp cụ thể.

Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ đề ra biện pháp mạnh hơn, đó là loại Bangladesh ra khỏi danh sách các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi về quan thuế.

Từ 2005 khi thế giới chấm dứt hạn ngạch về hàng vải vóc và may mặc nhập cảng, các quốc gia phát triển ồ ạt đầu tư vào những thị trường nhân lực rẻ như Bangladesh.

Quy chế ưu đãi quan thuế khiến cho một số hàng hóa Bangladesh nhập cảng Hoa Kỳ không phải trả thuế, năm ngoái vào khoảng $35 triệu.

Kỹ nghệ may mặc không trực tiếp thuộc trong diện này và trị giá hàng bán mỗi năm của Bangladesh  sang Hoa Kỳ trên $4.5 tỷ.

Nhưng nếu bị loại khỏi danh sách các quốc gia được hưởng thuế ưu đãi,  thiệt hại đáng kể cho Bangladesh đã có thể là một áp lực có kết quả, chưa cần tới việc tăng thuế hàng may mặc hay cắt đứt quan hệ mậu dịch.  (HC)

Switch mode views: