Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Canberra xác nhận một nhà hoạt động dân chủ Úc bị bắt tại Việt Nam

human rights watch logo 3
Human Rights Watch tố cáo Việt Nam trong năm 2018 gia tăng đàn áp nhân quyền.
@google

 

Chính phủ Úc hôm nay 25/01/2019 tìm cách tiếp xúc với một nhà đấu tranh dân chủ là công dân Úc gốc Việt, bị bắt cách đây gần hai tuần khi vào Thành phố Hồ Chí Minh qua ngả Cam Bốt.

 

Ông Châu Văn Khảm, một doanh nhân về hưu 69 tuổi được cho là đã bị bắt giữ vào ngày 13/1.

AFP dẫn lời đồng nghiệp của ông tại Úc là Nguyễn Đỗ Thanh Phong, cho biết như trên.
 Vợ con và gia đình của ông Khảm vẫn đang ở Úc.

Bộ Ngoại Giao Úc khẳng định với hãng tin Pháp là «đang yêu cầu trợ giúp lãnh sự đối với một công dân Úc bị giữ tại Việt Nam, nhưng vì lý do riêng tư nên không thể cung cấp thêm chi tiết».

Cũng theo ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong: «Ông Khảm ý thức được nguy cơ, nhưng vẫn quyết tâm đi để thu thập dữ kiện và đánh giá thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.
 Hiện nay chúng tôi không biết ông ấy ở đâu», và nhấn mạnh, «công an Việt Nam thường cáo buộc các nhà đấu tranh ôn hòa với những bằng chứng được dàn dựng».

Hai ông Châu Văn Khảm và Nguyễn Đỗ Thanh Phong đều là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh bị chính quyền Hà Nội coi là «khủng bố». Thông cáo của Việt Tân cho biết thêm: «Ông Khảm là một khuôn mặt tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney .

Sau khi vào tới Sài Gòn bằng đường bộ, ông Khảm đã bị bắt giữ cùng với ông Nguyễn Văn Viễn (thuộc Hội Anh Em Dân Chủ) khi hai người gặp mặt».
AFP ghi nhận việc ông Châu Văn Khảm bị bắt diễn ra sau khi một blogger đồng thời là nhà văn Úc gốc Hoa Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) bị mất tích khi đặt chân đến Trung Quốc, và sau đó Bắc Kinh xác nhận đã bắt ông Dương vì «hoạt động có hại cho an ninh Trung Quốc».

Freedom House xếp Việt Nam trong số các nước «không có tự do», và Human Rights Watch tố cáo trong năm 2018 «có ít nhất 42 người đã bị kết án vì chỉ trích chính phủ, tham gia biểu tình hay các nhóm đấu tranh dân chủ».

 
 
 
 
Switch mode views: