Tập Cận Bình vẫn cưỡng lại các áp lực cải tổ
- Thứ Tư, 19 tháng Mười Hai năm 2018 05:13
- Tác Giả: Thanh Phương
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) tại lễ kỷ niệm 40 năm cải tổ và mở cửa, Bắc Kinh, 18/12/2018.
REUTERS/Jason Lee
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ và kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, chủ tịch Tập Cận Bình vẫn cưỡng lại các áp lực cải tổ từ bên trong, cũng như từ bên ngoài.
Điều này được thể hiện qua bài diễn văn của ông hôm nay, 18/12/2018, tại lễ kỷ niệm 40 năm cải tổ và mở cửa.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, sau khi đã tăng 6,9% năm 2017, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc sẽ chỉ tăng 6,6% trong năm nay, dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này đang trên đà chậm lại.
Đây là hậu quả một phần của những nỗ lực mà chính phủ Bắc Kinh đang thực hiện nhằm cắt giảm nợ công, hiện lên đến mức rất cao.
Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, cũng đang có nguy cơ gánh chịu những hậu quả nặng nề, nếu chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ kéo dài.
Nhưng trong bài diễn văn hôm nay, tuy khẳng định là Trung Quốc sẽ tiếp tục con đường cải tổ và mở cửa, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh là cải tổ phải đi đôi với duy trì ổn định và phải giúp đưa Trung Quốc lên “một tầm cao mới” về cả chất lượng lẫn số lượng.
Đối với lãnh đạo họ Tập, thành tựu kinh tế trong 40 năm qua đã đủ để chứng minh tính đúng đắn của cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.
Vào lúc mà Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đang thúc giục Trung Quốc tiến hành những cải tổ về cơ cấu của nền kinh tế để mở rộng cửa thị trường hơn nữa cho các công ty ngoại quốc, ông Tập Cận Bình đã gián tiếp bác bỏ những áp lực đó với lời tuyên bố: “Không một ai có quyền sai bảo nhân dân Trung Quốc phải hành xử như thế nào”.
Tuy nhiên, theo lời một chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông Ngô Cường ( Wu Qiang ) được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, chiến tranh thương mại với Mỹ có thể là một cơ may cho Trung Quốc:
“Nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc đủ thông minh, họ có thể nhân cơ hội này khởi động giai đoạn thứ hai của cải tổ và mở cửa, đồng thời điều chỉnh vai trò của Nhà nước và của Đảng”.
Theo chuyên gia này, cải tổ kinh tế đã không hề làm thay đổi hệ thống chính trị ở Trung Quốc, mà thậm chí còn giúp Đảng duy trì độc quyền lãnh đạo và tồn tại.
Trên thực tế, theo ghi nhận của các nhà phân tích của ngân hàng HSBC, trong một báo cáo công bố hôm qua, 17/12, trước tình hình bấp bênh ở bên ngoài, và trước những nguy cơ từ những biện pháp cắt giảm nợ công, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ quyết tâm đẩy mạnh các cải tổ để củng cố nền kinh tế.
Một cuộc họp quan trọng về kinh tế của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc trong những ngày tới sẽ cho thấy là họ quyết tâm đến mức độ nào.
Tóm lại, sau 40 năm cải tổ và mở cửa theo đúng phương châm của Đặng Tiểu Bình “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột”, Trung Quốc đúng là đã trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất nhì thế giới.
Thế nhưng, cho dù đã là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến một lúc nào đó sẽ phải chấp nhận “đổi mới tập hai” để tăng trưởng kinh tế của nước này thật sự bền vững, cho dù họ không muốn để cho người khác “sai bảo”.
Tin mới
- Tòa Thánh Vatican và Việt Nam đàm phán Vòng thứ VII - 20/12/2018 02:38
- Hoa Vi khẳng định không có bằng cớ làm gián điệp cho Trung Quốc - 20/12/2018 00:39
- Facebook xóa những tài khoản liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện - 19/12/2018 23:54
- Phương thức đại diện của nền dân chủ Pháp đã lỗi thời? - 19/12/2018 20:14
- Áo Vàng chưa dứt, đến lượt cảnh sát Pháp đình công - 19/12/2018 19:59
- Thủ tướng Bỉ từ chức do bất đồng về Hiệp ước Di trú quốc tế - 19/12/2018 19:13
- Tên lửa tầm trung : Nga sẵn sàng đàm phán lại theo yêu cầu của Mỹ - 19/12/2018 18:28
- Thiếu lao động, Đức mở cửa cho di dân kinh tế - 19/12/2018 18:19
- Bị khởi tố, Quỹ Trump chấp nhận giải thể - 19/12/2018 17:18
- Cuba : Hiến pháp bỏ hôn nhân đồng giới sau khi lấy ý kiến người dân - 19/12/2018 17:12
Các tin khác
- LHQ lên án Bắc Triều Tiên vi phạm "thô bạo" nhân quyền - 19/12/2018 05:04
- Aung San Suu Kyi bị Seoul rút giải nhân quyền Gwangju - 19/12/2018 04:30
- Khủng hoảng "Áo Vàng" : Chính phủ Pháp chạy đua với thời gian - 19/12/2018 04:23
- Anh : Liệu có trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit ? - 19/12/2018 04:16
- Bầu cử Mỹ 2016: Nga xúi giục người da đen không bỏ phiếu - 19/12/2018 04:02
- Thủ tướng Pháp thông báo các biện pháp cụ thể giải quyết khủng hoảng Áo Vàng - 17/12/2018 19:31
- Tập đoàn Mỹ Boeing cho xuất xưởng phi cơ đầu tiên lắp ráp ở Trung Quốc - 17/12/2018 19:23
- Thương mại : Hy vọng Mỹ-Trung "buông súng" ? - 17/12/2018 19:14
- Anh : Thủ tướng May bị đe dọa thêm, 51% dân chúng giờ đây chống Brexit - 17/12/2018 18:33
- Hoa Kỳ : Luật sư Giuliani lên tuyến đầu bảo vệ ông Trump - 17/12/2018 18:20