Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nam Phi gia tăng bảo vệ tê giác


JOHANNESBURG (AP) –  Chính quyền Nam Phi và các tổ chức bảo vệ thiên nhiên tìm cách ngăn chặn việc buôn bán lậu sừng tê giác mà một số dân châu Á tin tưởng là một dược liệu quý có những tính chất y khoa đặc biệt.

Namphi Rhino

Xác một con tê giác bị thợ săn giết trái phép bỏ lại sau khi đã cắt lấy sừng, tại công viên Finfoot Lake, Nam Phi tháng 11, 2012. (Hình: AP/Denis Farrell)

 

Một công ty Mỹ cung cấp điện thoại smartphone cho cảnh sát công viên Nam Phi để giúp thêm phương tiện theo dõi những kẻ săn bắn trộm.

Tại Việt Nam, Worl Wildlife Fund và TRAFFIC, những tổ chức bảo vệ sinh vật thiên nhiên, mở chiến dịch quảng bá trên các mạng xã hội, giải thích là sừng tê chỉ được cấu tạo bằng những chất keratin giống như móng tay móng chân người ta mà thôi, không có gíá trị gì đặc biệt.

Việt Nam là một trong những thị trường buôn lậu sừng tê quan trọng nhất. Từ đây sừng tê được chuyển đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hong Kong và nhiều nước Đông Nam Á hay Trung Đông.

 Hơn nữa chính thị trưởng nội địa Việt Nam đã là một nơi  có nhu cầu tiêu thụ  cao. Ước lượng giá thị trường 1kg sừng tê khoảng $65,000 và vì thế cũng có không ít sừng tê làm giả.

Hiện nay khoảng 75% tê giác còn lại trên thế giới sống ở các công viên quốc gia Nam Phi.

Mặc dầu lệnh cấm, nhưng nạn săn bắn trộm vẫn gia tăng ở mức đáng lo ngại. Năm 2012 có 668 con tê giác bị giết và trong mấy tháng đầu năm nay đã có 232 con bị bắn hạ, hầu hết tại công viên bảo tồn thiên nhiên Kruger National Park.

Nam Phi đã chặn giữ những trường hợp người từ Việt Nam đến với lý do du lịch hay săn bắn như môn thể thao, nhưng thật ra là để tìm kiếm và đưa lậu sừng tê giác ra khỏi Nam Phi.

Cuối năm ngoái, Nam Phi và Việt Nam đã ký một thỏa thuận về bảo vệ tê giác. Tuy nhiên hội nghị quốc tế về bảo tồn động vật họp tại Bangkok hồi tháng 3 chỉ trích Việt Nam chưa tích cực thi hành việc ngăn cấm nạn mua bán sừng tê giác.

Dân Biểu phái đối lập Anthony Benadie ở Nam Phi cho rằng “Tuyệt đối ngăn cấm buôn bán sứng tê chỉ đưa đến sự tuyệt chủng của loài động vật này vì sẽ làm cho buôn lậu gia tăng”.

 Các giới bảo vệ động vật không tin tưởng giải pháp này vì cho rằng hợp pháp hóa mua bán không có nghĩa buôn lậu chấm dứt. (HC)

Switch mode views: