Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ngày Quốc Tế vì Việc làm chuẩn mực với khẩu hiệu « thay đổi luật chơi »

Cambodia Hospital

Một nữ công nhân dệt may phải nhập viện tại Phom Penh hôm 21/07/2011 sau khi bị ngất xỉu khi đang làm việc. Đây là hiện tượng rất thường xẩy ra ở Cam Bốt.
REUTERS/Samrang Pring

Hôm nay, 07/10/2018, đánh dấu năm thứ 11 Ngày Quốc Tế vì Việc Làm chuẩn mực.
Ngày thế giới kêu gọi cải thiện điều kiện sống và làm việc nhờ vào những quy định nghiêm ngặt hơn trên phương diện bảo vệ người lao động.

Và khẩu hiệu năm nay là « thay đổi luật chơi ».

Mục tiêu đầy tham vọng Ngày Quốc Tế vì Việc Làm đúng nghĩa của năm nay là « làm lại các quy định kinh tế thế giới ».
Theo Liên Đoàn Công Đoàn Quốc Tế (CSI), những quy định hiện nay ngày càng bất lợi cho người lao động trên thế giới.

Mỗi năm, CSI đưa ra một bảng tổng sắp các nước dựa theo việc tôn trọng các quyền tự do dân sự, quyền thành lập công đoàn và thực hiện các hoạt động công đoàn, quyền thương lượng tập thể và quyền đình công.
Căn cứ theo những tiêu chí này, Trung Đông và Bắc Phi xếp đầu bảng những quốc gia thiếu tôn trọng các quyền của người lao động.

Trong số 10 quốc gia đứng đầu bảng có các nước : Algeri, Ả Rập Xê Út, Bangladesh, Cam Bốt, Colombia, Ai Cập, Guatemala và Thổ Nhĩ Kỳ.
 Liên Đoàn Công Đoàn Quốc Tế CSI đặc biệt lên án ảnh hưởng quá đáng của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài lên nhà nước và các cơ quan lập pháp.

Nhân dịp này, thông tín viên khu vực, Sebastien Farcis nhắc lại thảm kịch Rana Plaza ở Bangladesh cách nay 5 năm:
Chúng ta hãy bắt đầu từ những gì đã khá hơn : Đó là vấn đề an toàn trong các khu xưởng may.

Vụ sập tòa nhà Rana Plaza năm 2013, làm hơn 1.100 người chết, đã buộc các thương hiệu nước ngoài phải gánh lấy phần trách nhiệm của mình.
Và từ năm năm qua, một tổ chức độc lập đã thanh sát gần 1/3 số nhà xưởng và buộc các ông chủ phải gia cố thêm nhà xưởng hay lắp các cánh cửa chống cháy.
Số vụ hỏa hoạn đã giảm đi đáng kể và người ta gần như không còn chết vì kiệt sức ngay tại chỗ làm trong các xưởng may ở Bangladesh.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc người ta sống tốt từ công việc vất vả đó.
Từ hơn một thập niên nay, các nữ công nhân may, vốn dĩ chiếm đa số trong lĩnh vực này, đấu tranh để có được một đồng lương đủ sống.

Thu nhập tối thiểu là 55 euro/tháng, tức chỉ bằng 1/5  mức thu nhập được cho là đủ sống.
Nhưng mức thù lao này đã không tăng thêm từ năm năm nay.

Các nghiệp đoàn đòi tăng gấp ba lương tối thiểu, trong khi mà chính phủ chỉ chấp thuận tăng có 20%.
Ở đây, các khách hàng thương hiệu phương Tây có thể gây áp lực  với các chủ sản xuất để người lao động tại chỗ được tăng thu nhập, nhưng phần đông trong số họ đều im lặng.

Switch mode views: