Bầu cử Cam Bốt : Hun Sen chú trọng đầu tư vào giáo dục để quyến rũ cử tri trẻ
- Thứ Tư, 25 tháng Bảy năm 2018 17:32
- Tác Giả: Thu Hằng
Học sinh một trường tư ở Cam Bốt lúc tan học.
Getty Images/Mike Harrington
Suốt mùa bế giảng 2018, đích thân thủ tướng Hun Sen đến trao bằng tốt nghiệp ở nhiều trường học tại Cam Bốt.
Cử chỉ hiếm hoi, long trọng này được ông Hun Sen quảng bá rầm rộ trước thềm bầu cử Quốc Hội ngày 29/07/2018.
Cầm quyền từ 30 năm nay, thủ tướng Cam Bốt nhắm thêm một nhiệm kỳ mới và ông hy vọng thông qua con đường giáo dục để quyến rũ giới trẻ Cam Bốt, từng ồ ạt bỏ phiếu cho đảng đối lập trong kỳ bầu cử 2013.
Khi bắt đầu vận động tranh cử ngày 07/07, ông Hun Sen đề ra mục tiêu là « mỗi quận có một trường cấp 3, mỗi xã có một trường cấp 2 và mỗi làng có một trường tiểu học », đồng thời ông hứa « tạo cơ hội cho thanh niên thuộc tầng lớp khó khăn ».
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hàng năm, có khoảng 300.000 thanh niên Cam Bốt tham gia thị trường lao động, nhưng thường lại không có trình độ phù hợp.
Ngoài ra, còn phải kể đến tình trạng « thừa cử nhân, thiếu việc làm », theo nhận định với AFP của So Van Veasna, một nhân viên hành chính trẻ, có mức lương 170 euro/tháng và chưa bao giờ tìm được việc làm tương xứng với tấm bằng cử nhân luật.
Thủ tướng Hun Sen hy vọng tháo được quả bom nổ chậm này vì giới trẻ đã ồ ạt bỏ phiếu cho phe đối lập vào năm 2013 với mong ước thay đổi thời thế.
Chế độ cầm quyền hoàn toàn hiểu rõ lợi ích thu được từ việc tập trung vào giáo dục, bởi vì một phần ba dân số Cam Bốt nằm trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi.
Chưa bao giờ ngân sách dành cho giáo dục lại đạt mức kỷ lục như năm 2018, chiếm đến 1/4 ngân sách của chính phủ Cam Bốt.
Một ví dụ điển hình của chính sách ưu tiên giáo dục là chín trường cấp ba « thế hệ mới » đi vào hoạt động từ ba năm qua trên khắp Cam Bốt, với hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm khoa học, máy tính bảng đời mới nhất và các khóa đào tạo tin học.
Theo ông Sam Kamsann, trợ lý hiệu trưởng ngôi trường Sisowath hiện đại với 700 học sinh ở Phnom Penh, « không chỉ dành riêng cho con cháu của lãnh đạo cấp cao hoặc gia đình có điều kiện », các trường « thế hệ mới » ưu tiên « 30% số chỗ cho con cái các hộ nghèo » bằng cách rút thăm « và giúp đỡ một cách công bằng mọi học sinh trong trường ».
Ngoài trang thiết bị vật chất hiện đại, chương trình học tại các trường này tập trung vào đào tạo khoa học và các công nghệ mới, trái ngược hoàn toàn với thực tế công nghiệp của Cam Bốt, chủ yếu dựa vào các ngành nghề không đòi hỏi tay nghề cao, như ngành dệt may.
Khoảng cách giữa chiến lược và thực tế
Viễn cảnh tươi đẹp là khi tốt nghiệp « các em sẽ tìm được việc làm », theo khẳng định của bà Men Solaneth, một giáo viên tiếng Khmer.
Tuy nhiên, theo nhà đối lập Sam Rainsy, hiện sống lưu vong tại Pháp, đây chỉ là « các giải pháp bề nổi ». Ông cũng lên án các trường tư, được coi là « các nhà máy in bằng cấp vô tác dụng ».
Thực vậy, giữa viễn cảnh đổi mới giáo dục và thực tế là cả khoảng cách dài. Ông Rong Chhun, một thành viên của Hội Giáo viên độc lập, chỉ trích : Ở nhiều trường bình thường, « chưa nói đến trang thiết bị hiện đại như máy tính, học sinh còn không có đủ cả sách vở ».
Tại tỉnh Kampong Chhnang, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 100 km, không có máy tính bảng, chỉ có những chiếc bảng đen và giáo viên thường phải tự bỏ tiền túi mua phấn viết cho học sinh.
Bản thân ông Yi Sareth, một giáo viên trong tỉnh, cũng lấy làm tiếc cho học trò không được may mắn hưởng chiến lược giáo dục « thế hệ mới » của chính phủ và vẫn phải chịu cảnh « mưa rơi qua mái nhà làm ướt hoặc làm hỏng sách vở ».
Tại Cam Bốt, quốc gia vẫn bị nạn tham nhũng hoành hành và tình trạng học thêm tràn lan, giáo dục vẫn là một điều gì đó xa xỉ và hệ thống giáo dục ngày càng bất cân bằng.
Hậu quả của giai đoạn Khmer Đỏ đẫm máu vẫn còn hằn vết đến ngày nay trong lĩnh vực giáo dục, nổi bật là tình trạng thiếu giáo viên, do bị sát hại vì bị coi là « kẻ thù của dân tộc ».
Trong thời bình, nghề « trồng người » cũng không thu hút được giới trẻ vì mức lương quá ít ỏi.
Tin mới
- Nguy cơ lũ lụt đe dọa 30 triệu dân từ North Carolina tới New York - 26/07/2018 22:19
- Philippines vỡ mộng đầu tư Trung Quốc - 26/07/2018 22:00
- Ngoại trưởng Mỹ: Bắc Triều Tiên tiếp tục sản xuất vật liệu hạt nhân - 26/07/2018 21:20
- Bầu cử Pakistan: Cáo buộc gian lận phiếu - 26/07/2018 14:44
- Nhà Trắng hoãn thượng đỉnh thứ hai với tổng thống Nga - 26/07/2018 14:35
- Cháy rừng tại Hy Lạp: Thiệt hại lớn nhất trong lịch sử - 26/07/2018 14:28
- Liên Hiệp Châu Âu hoài nghi về tính độc lập của tư pháp Ba Lan - 26/07/2018 14:22
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: giai đoạn hai có gì lạ? - 26/07/2018 00:27
- Nhật muốn tuyển 10.000 điều dưỡng viên Việt Nam - 25/07/2018 18:33
- Lào vỡ đập thủy điện : vớt được hàng chục thi thể, giới môi trường lo thảm họa tái diễn - 25/07/2018 18:03
Các tin khác
- TT Mỹ cấp 12 tỉ đô la cho nông dân bị hại do tranh chấp thương mại - 25/07/2018 17:13
- Tổng thống Pháp: “Tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm” về vụ Benalla - 25/07/2018 16:57
- Quản lý nhà xã hội, bài toán khó cho chính quyền Paris - 25/07/2018 16:33
- Đức: Bị cáo trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bị 46 tháng tù - 25/07/2018 16:04
- Donald Trump hoan nghênh Bình Nhưỡng tháo dỡ một khu thử hạt nhân - 25/07/2018 12:47
- Vô địch World Cup 2018, Pháp nhận bao nhiêu tiền thưởng? - 25/07/2018 03:20
- Cháy rừng ở Hy Lạp, ít nhất 74 người chết - 24/07/2018 22:25
- Công ty thời trang của con gái Tổng Thống Trump đóng cửa - 24/07/2018 22:16
- Cuộc chiến mới nhất của Duterte nhắm vào người nghèo - 24/07/2018 19:25
- Kêu gọi tẩy chay bầu cử, nhiều lãnh đạo đối lập Cam Bốt bị truy tố - 24/07/2018 19:10