Miến Điện cho phép LHQ tiếp cận khu vực người Rohingya
- Thứ Năm, 07 tháng Sáu năm 2018 19:54
- Tác Giả: Mai Vân
(Ảnh minh họa). Đại sứ Anh bên cạnh Liên Hiệp Quốc Karen Pierce an ủi một bé gái Rohingya tại trại tị nạn gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 29/04/2018.
REUTERS
Đại diện Liên Hiệp Quốc và chính quyền Miến Điện vào hôm qua, 06/06/2018 đã chính thức ký kết một thỏa thuận về việc tổ chức quốc tế tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng Rohingya, tiến tới việc cho những người tị nạn hồi hương.
Điểm mấu chốt của thỏa thuân này là cho phép Liên Hiệp Quốc đến bang Rakhine để thẩm định rõ tình hình, điều mà cho đến nay vẫn bị chính quyền Miến Điện hạn chế.
Theo Liên Hiệp Quốc, thỏa thuận "khung" mà hai bên phải mất hàng tháng trời mới đúc kết được, chỉ mang tính chất khái quát, không có nhiều chi tiết cụ thể.
Trước mắt, các cơ quan Liên Hiệp Quốc sẽ tiến hành đánh giá tình hình tại bang Rakhine, vốn bị đóng cửa đối với người bên ngoài từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
Giải thích với hãng tin Pháp AFP, ông Knut Ostby, điều phối viên Liên Hiệp Quốc thường trú tại Miến Điện xác định rằng cho đến nay, công sức của Liên Hiệp Quốc chỉ mới dồn vào việc thúc giục chính quyền mở cửa bang Rakhine cho quốc tế được tiếp cận.
Dù vậy, ông Ostby vẫn chưa biết là các phái đoàn Liên Hiệp Quốc sẽ được tiếp cận những khu vực nào, lãnh vực nào sẽ được chính quyền Miến Điện ưu tiên.
Còn ông Giuseppe De Vincentiis, đại diện Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đặc trách Miến Điện hy vọng là có thể bắt đầu công việc « càng sớm càng tốt ».
Theo ông, giai đoạn đánh giá ban đầu có thể được hoàn tất trong những tháng tới đây, nhưng việc cho những người Rohingya tị nạn trở về còn phải chờ thêm nhiều thời gian nữa vì tình hình hiện nay « không thuận lợi cho việc hồi hương ».
Các nhóm bảo vệ nhân quyền nói rằng thỏa thuận mới sẽ chỉ có giá trị khi nào mà chính quyền Miến Điện mở cửa bang Rakhine cho các quan sát viên độc lập, và thực hiện các bước quan trọng để công nhận người Rohingya là công dân thực thụ.
Từ tháng 8 năm 2017, khoảng 700.000 người Rohingya đã phải chạy nước láng giềng Bangladesh để thoát khỏi chiến dịch đàn áp của quân đội Miến Điện, một chiến dịch bị Liên Hiệp Quốc tố cáo là « thanh lọc chủng tộc ».
Sau đó, Liên Hiệp Quốc và Bangladesh đã ký một thỏa thuận hồi hương vào tháng 11/2017, nhưng chỉ mới có vài chục người tị nạn đồng ý trở về Miến Điện, số còn lại vẫn chưa dám hồi hương vì lo ngại an toàn sinh mạng, trong lúc quyền công dân của họ vẫn không có.
Tin mới
- Tổng thống Nga Vladimir Putin công du Trung Quốc - 08/06/2018 19:08
- Syria : Daech gia tăng tấn công lực lượng chính phủ - 08/06/2018 19:01
- Chiến tranh Đông Dương - Nơi tận cùng của thế giới - 08/06/2018 16:25
- Donald Trump nói sẵn sàng mời Kim Jong Un sang Mỹ - 08/06/2018 16:13
- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lên tiếng về vụ "Đặc khu cho thuê 99 năm" - 08/06/2018 15:31
- Cáo phó thành ‘cáo trạng’, phải rút khỏi trang web - 07/06/2018 21:46
- Thượng đỉnh Singapore: Cả Trump và Kim tìm cách tránh bị sập bẫy - 07/06/2018 21:36
- Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân Iran: Lợi, hại thế nào với châu Á? - 07/06/2018 21:16
- Iran: Chuyên gia các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân họp tại Teheran - 07/06/2018 21:02
- Đối đầu Iran-Israel và thế cân bằng tế nhị của Nga - 07/06/2018 20:36
Các tin khác
- Thương mại: Trung Quốc đề nghị mua 70 tỷ đô la hàng Mỹ - 07/06/2018 14:33
- Facebook lại bị tố chia sẻ thông tin cá nhân cho Trung Quốc - 07/06/2018 14:12
- G7 : Macron và Trudeau kêu gọi một « mặt trận đa phương » chống Trump - 07/06/2018 14:05
- NATO họp bàn chia sẻ gánh nặng với Mỹ - 07/06/2018 13:58
- TT Trump: Kết quả bầu sơ bộ ‘rất tốt đẹp’ cho Đảng Cộng Hòa - 06/06/2018 21:46
- Chiến lược phùng thời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên - 06/06/2018 19:14
- Nhật muốn được « bảo đảm » trước thượng đỉnh Trump-Kim - 06/06/2018 18:54
- Ấn Độ cụ thể hóa chiến lược Đông Nam Á thách thức Trung Quốc - 06/06/2018 17:58
- Nhật chặn máy bay Trung Quốc do thám lúc Đài Loan tập trận - 06/06/2018 17:38
- HĐBA yêu cầu Miến Điện hợp tác điều tra vụ đàn áp người Rohingya - 06/06/2018 17:23