Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thượng đỉnh với ASEAN: Giới nhân quyền kêu gọi Úc không nhượng bộ độc tài

hunsen cambodia

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, người cầm quyền suốt 33 năm qua, bị tố cáo đã sử dụng các mạng xã hội để tìm ra những người chỉ trích chính quyền. Ảnh chụp tại Phnom Penh ngày 19/01/2018.
Samrang Pring / REUTERS

Thượng đỉnh Úc-ASEAN diễn ra cuối tuần (17-18/03/2018).
Nhiều tổ chức tranh đấu kêu gọi Úc nhấn mạnh đến nhân quyền nhân dịp này, tránh thỏa hiệp với « các lãnh đạo độc tài », đồng thời hậu thuẫn xây dựng dân chủ.

Thượng đỉnh Úc-ASEAN lần đầu tiên diễn ra tại Canberra có đích chính là thúc đẩy kinh tế và phối hợp chống khủng bố.
Giới tranh đấu lo ngại nhiều hồ sơ nóng bỏng ở Đông Nam Á bị Úc gạt sang lề.

Hôm qua, Human Rights Watch (HRW) thông báo quan ngại về xâm phạm nhân quyền tại 8 nước Cam Bốt, Indonesia, Malaysia, Miến Điện, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
HRW tố cáo việc nhiều tổ chức dân sự, truyền thông độc lập bị đàn áp, định chế dân chủ bị tấn công.
HRW đặc biệt chú ý đến việc quân đội Miến Điện đàn áp người Rohingya, cuộc chiến chống ma túy đẫm máu ở Philippines và Cam Bốt nỗ lực loại bỏ đối lập trước thềm bầu cử tháng 7/2018.

Giám đốc văn phòng Úc của HRW, bà Elaine Pearson, nhấn mạnh :
 « Nếu Úc thất bại…, đây không chỉ là cơ hội tuyên truyền cho một số lãnh đạo ASEAN độc tài, mà còn khuyến khích gia tăng đàn áp… ».

Cũng trong thông báo nói trên, HRW đề nghị Úc, « quốc gia dân chủ lâu đời nhất trong khu vực », hậu thuẫn lãnh đạo ASEAN nào « muốn cải cách thực sự, cổ vũ họ cộng tác với các tổ chức dân sự, để xây dựng các định chế dân chủ ».

Đặt vấn đề nhân quyền trong thượng đỉnh có thể gây khó khăn cho lãnh đạo một số nước.
 Tổng thống Philippines từ chối dự thượng đỉnh, trong bối cảnh áp lực quốc tế gia tăng.

 Úc từng chỉ trích mạnh Manila tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Thủ tướng Cam Bốt, trước nguy cơ bị phản đối dữ dội tại Úc, đe dọa làm Canberra « mất mặt », với việc không ký tuyên bố chung.

Switch mode views: