Ông Tập Cận Bình Muốn: “Làm Cho Trung Quốc Vĩ Đại Trở Lại.”
- Thứ Sáu, 19 tháng Giêng năm 2018 06:23
- Tác Giả: Nguyễn Minh Tâm dịch
Bắc Kinh học sách lược của ông Trump về làm cách nào để Trung Cộng hùng cường trở lại.
Ông Trump nói: “Make America Great Again” thì ông Tập cũng nói: “Make China Great Again”
Khi cuốn phim hành động Trung Hoa, tựa đề “Wolf Warrior II” được chiếu ở rạp hát vào tháng Bảy, khán giả nghĩ rằng đây chỉ là một loại phim bắn súng pằng pằng giữa một người hùng cô đơn với bọn du côn, cộng thêm vài vụ nổ tạc đạn ầm ầm, như nhiều phim hành động khác.
Nhưng chỉ sau hai tuần, phim ‘Wolf Warrior II” trở thành cuốn phim Trung Hoa ăn khách nhất từ trước đến nay.
Khán giả đứng dậy khen thưởng nồng nhiệt, có khán giả đứng nghiêm hát bài quốc ca Trung Cộng.
Qua đến tháng 10, Trung quốc chính thức chọn cuốn phim đem đi dự tranh giải Oscar điện ảnh, loại nói tiếng nước ngoài.
Người hùng Leng Feng trong phim do tài tử Wu Jing thủ diễn, anh ta cũng là đạo diễn của cuốn phim.
Trong cuốn phim, Leng Feng là một cựu chiến binh trong Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân.
Khi giải ngũ, anh đi làm lính bảo vệ ở một quốc gia Phi Châu giả tưởng, sát vùng biên giới có dự án đầu tư của Trung Hoa.
Một nhóm phiến loạn, do bọn lính đánh thuê Tây phương giật dây, nhảy ra đòi dành quyền cai trị. Do đó, đất nước Phi châu này bị cuốn hút vào cuộc nội chiến đẫm máu. Người hùng Leng Feng bèn dẫn những người dân của cái xứ sở khốn khổ đó đến trước Sứ Quán Trung Hoa nhờ giúp đỡ.
Ông Đại Sứ ra tay can thiệp, và nói với người dân ở đây:
“Xin các ông bà cứ bình tĩnh! Chúng tôi là người Trung quốc. Trung quốc và Phi châu là bạn hữu với nhau.”.
Kết quả là phe phiến loạn phải rút lui, và người dân lành sống sót lên tinh thần. Họ cùng leo lên tầu chiến do Trung quốc lãnh đạo.
Anh Leng còn cứu được một bác sĩ người Mỹ. Bà này nói với anh rằng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ hứa sẽ đến tiếp cứu.
Leng Feng hỏi bà: “Lính Mỹ ở đâu, sao không thấy đến.”
Bà gọi điên thoại đến văn phòng lãnh sự Mỹ, nhưng chỉ được nghe máy trả lời: “Rất tiếc. Giờ này văn phòng chúng tôi đóng cửa, không còn làm việc.”.
Trong trận đánh cuối cùng, một tay da trắng xỏ lá, do tài tử Mỹ tên là Frank Grillo đóng, nói với Leng:
“Mấy người như các anh luôn luôn ở vị thế thấp hèn so với người Da Trắng chúng tôi. Ráng chịu cho quen.”.
Leng Feng đánh tên xỏ lá này cho đến chết, và trả lời nó:
“Đó là chuyện xảy ra trong cái lịch sử khốn nạn cũ. Ngày nay không còn nữa.”.
Cuốn phim kết thúc bằng hàng chữ ghi trong passport Trung Hoa. Dòng chữ đó là: “Đừng chịu nhịn nếu bạn gặp nguy khốn ở nước ngoài. Hãy nhớ rằng quê hương đất mẹ luôn luôn đứng sau lưng, yểm trợ cho bạn.”.
Hồi năm 2005, khi tôi mới dọn đến sống ở Trung Hoa, khán giả người Hoa hiếm khi nào để ý đến cái loại phim tuyên truyền rẻ tiền loại này.
Với một chút sáng tạo, và thêm thắt kịch tính, cuốn phim kỳ trở thành một hiện tượng nóng hổi.
Năm 2015, lần đầu tiên Hải Quân Trung cộng thực hiện một công tác cứu trợ quốc tế. Họ cứu một ít thường dân trong trận giao tranh ở Yemen.
Năm ngoái, Trung quốc lần đầu tiên khai trương một căn cứ quân sự ở hải ngoai, đặt tại nước Dijibouti.
Cũng có vài trường hợp Trung Cộng làm được một số dự án phát triển đáng kể hơn.
Trong hàng chục năm, tinh thần quốc gia của người Trung Hoa đặt nền tảng trên mối thâm thù họ từng là một nạn nhân của bọn đế quốc.
Ngày xưa Trung Hoa suy yếu bị chủ nghĩa đế quốc xâm lăng.
Chúng để lại những di lụy hết sức cay đắng.
Triết gia Liang Qichao gọi đất nước của ông thuở bấy giờ là “một gã đàn ông Á châu yếu đuối.”.
Cuốn phim “Wolf Warrior II” miêu tả hình ảnh oai hùng của một nước Trung Hoa đóng vai trò “Rambo” người hùng đi cứu kẻ hoạn nạn, một mẫu anh hùng cao bồi Viễn Tây của thời Reagan.
Gần đây, tôi có dịp gặp tài tử Wu Jing ở Los Angeles nhân dịp anh đến đây để quảng cáo cho cuốn phim tham dự giải Oscar.
Anh Wu năm nay 43 tuổi, với mái tóc cắt ngắn, chỉa lên cao, chiếc cằm bạnh, và dáng điệu hùng dũng.
Lúc bấy giờ anh đang chống nạng, vì một tai nạn nghề nghiệp. Anh phải đóng phim nhảy từ một bin đinh cao xuống đất.
Anh Wu nói với tôi bằng một thứ tiếng Anh bập bẹ: “Thuở trước, các phim Trung Hoa chỉ nói về cuộc Chiến Tranh Nha Phiến, trong đó các cường quốc gây chiến tranh, ăn hiếp Trung Hoa.
Nhưng người dân Trung Hoa mong muốn có một cuốn phim trong đó Trung quốc đóng vai trò người hùng, đi bảo vệ nước khác, và đóng góp vào sự nghiệp giữ gìn hòa bình cho thế giới.”.
Là tài tử nổi tiếng, anh Wu được coi là đứa con cưng của đất nước, anh Wu không hề than phiền về vấn đề kiểm duyệt báo chí, và những hoạt động tuyên truyền của nhà nước. Anh say sưa giải thích cho tôi rõ:
“Mặc dù chúng tôi không sống trong thời đại hòa bình, nhưng chúng tôi đang được sống trong một đất nước thanh bình. Tôi nghĩ chúng ta chẳng nên phí mất nhiều năng lực để nghĩ đến những khía cạnh tiêu cực, khiến cho chúng ta phiền lòng. Hãy cùng nhau ăn mừng cho giây phút hạnh phúc hiện tại.”.
Trung quốc chưa bao giờ được hưởng giây phút vinh quang đó. Mỗi khi nước này muốn theo đuổi một vai trò lớn hơn trên thế giới, là họ đụng đầu với nước Mỹ.
Kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ chủ trương duy trì một trật thế giới đặt căn bản trên tự do báo chí và độc lập tư pháp, tôn trọng nhân quyền, tự do mậu dịch, và bảo vệ môi sinh.
Hoa Kỳ ứng dụng những nguyên tắc này khi họ tái thiết nước Đức, nước Nhật, và quảng bá những tư tưởng này đến các nước đồng minh trên thế giới.
Tháng Ba năm 1959, Tổng thống Eishenhower còn chủ trương rằng thẩm quyền của Mỷ không chỉ đặt trên ưu thế về quân sự. Ông nói: “Chúng ta có thể trở thành quốc gia giầu có, hùng mạnh nhất thế giới song vẫn có thể thua trên mặt trận quốc tế nếu chúng ta không biết cách giúp đỡ các nước láng giềng bảo vệ tự do, và thăng tiến về kinh tế, xã hội.
Mục tiêu của Hoa Kỳ không phải chỉ trở thành một nước giầu nhất nhờ vào nấm mồ của lịch sử.”.
Trong chiêu bài “America First” ông Trump đang cắt giảm bớt sự can dự của Hoa Kỳ ở ngoại quốc.
Ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông rút tên nước Mỹ ra khỏi hiệp định Trans-Pacific Partnership.
Đây là một liên minh mậu dịch gồm 12 nước, do Hoa Kỳ lập ra để đối phó với sự trổi dậy của Trung Hoa.
Đối với các nước Á châu, việc rút lui ra khỏi hiệp định gây thiệt hại cho uy tín của Hoa Kỳ.
Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore nói với tôi trong lần ông đến Hoa Thịnh Đốn họp:
“Bạn không thể ngờ chuyện đó xảy ra trong thời gian rất ngắn. Nó giống như trường hợp bạn vẽ ra một lằn ranh mầu đỏ, dặn dò rằng cấm không được vượt khỏi lằn ranh đó.
Nhưng rồi bạn không tôn trọng điều đã cam kết. Liệu rằng chuyện này có gây ra những đau đớn hay không? Bạn chưa thấy nó đâu, nhưng chắc chắn nó sẽ đưa đến những hậu quả không lường được.”.
Trong bài diễn văn đọc trước Đại Hội Đảng Cộng Sản hôm 20 tháng Giêng vừa qua, Thiếu tướng Jin Yina, chiến lược gia ở trường Đại Học Quốc Phòng Trung Cộng, bầy tỏ sự mừng rỡ trước việc Hoa Kỳ rút chân ra khỏi thỏa ước mậu dịch. Ông nói:
“Chúng ta hãy lặng thinh không đề cập gì đến chuyện này. Vẫn cứ tiếp tục nói rằng ông Trump gây thiệt hại cho Trung quốc.”.
Chúng ta cứ để sự kiện đó tiếp diễn. Tướng Jin nói thính giả đang có mặt trong hội trường:
“Thực ra, ông Trump đã tặng cho Trung quốc một món quà thật lớn. Đó là việc nước Mỹ rút chân ra khỏi hiệp định TPP.
Khi Hoa Kỳ rút lui, thì Trung Hoa tiến vào thay thế.”.
Trong nhiều năm, các nhà lãnh đạo Trung quốc tiên đoán sẽ có ngày Trung cộng nhảy ra nắm vai trò lãnh đạo thế giới, có lẽ vào khoảng giữa thế kỷ này trở về sau.
Khi đó Trung quốc có thể truyền bá những giá trị tinh thần của chế độ Trung Cộng ra nước ngoài.
Nào ngờ, chủ trương “America First” xuất hiện sớm hơn dự định, vậy thì Trung quốc sẽ dùng cơ hội này để trương cao khẩu hiệu: “Hãy làm cho Trung quốc vĩ đại trở lại.”.
Người ta thường nói chính sách đối ngoại của ông Obama là chính sách đứng sau hậu trường để lãnh đạo.
Trong khi đó học thuyết của ông Trump được hiểu như là thái độ rút lui, không đứng ở phía trước.
Ông Trump cắt đứt những cam kết của Mỹ mà ông coi là có nhiều rủi ro, tốn kém, hay không hấp dẫn về mặt chính trị.
Trong tuần lễ đầu tiên sau khi nhậm chức, ông ban hành luật cấm người từ các nước đa số dân theo Hồi Giáo du lịch vào nước Mỹ với lý do là sợ bọn khủng bố trà trộn trong đám du khách.
(Sau khi kiện tụng tại tòa án, một lệnh cấm mới, được sửa đổi chút ít, bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12.). Ông tuyên bố ý định rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Định Paris về thay đổi khí hậu, và ra khỏi tổ chức UNESCO, và ông không tham dự hội nghị Liên Hiệp Quốc về tình trạng di dân.
Ông cũng nói có thể ông sẽ từ chối không chấp nhận thỏa ước vũ khí nguyên tử với Iran, thỏa ước tự do mậu dịch với Nam Hàn, và Hiệp Định Mậu Dịch Bắc Nam Mỹ- NAFTA.
Trong dự án ngân sách tài khóa 2018, ông đề nghị cắt giảm chi phí viện trợ cho ngoai quốc 42%, tức khoảng $11.5 tỉ đô la, đồng thời giảm ngân khoản cho các dự án phát triển do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ.
Hồi tháng 12, ông Trump còn hăm dọa sẽ cúp viện trợ cho những nước nào ủng hộ nghị quyết lên án việc ông công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái. (Qua ngày hôm sau, nghị quyết lên án ông Trump được đa số phiếu ủng hộ, và được thông qua.).
Đề miêu tả việc Hoa Kỳ thu hẹp sự hiện diện của mình ở ngoại quốc, ông Trump thường nói về tính cấp bách, nguy khốn hiện nay của nước Mỹ ngày nay, nó giống như kẻ sắp chết đuối phải tìm cách tự cứu lấy mình trước đã.
Trong lúc đang ra tranh cử, ông nói như sau: “Các bạn nhớ nhé, chính mình phải lo cứu lấy mình trước đã. Do đó, như các bạn đã hiểu, tôi thừa biết có cả một thế giới ngoài kia chờ đợi chúng ta giúp đỡ.
Tôi biết rõ lắm đấy chứ. Nhưng làm được gì bây giờ, trong khi chính đất nước của chúng ta đang phân tán, tan rã.”.
Tính cho đến nay, ông Trump đã đề nghị giảm mức đóng góp của Hoa Kỳ vào Liên Hiệp Quốc khoảng 40%, và làm áp lực buộc Đại Hội Đồng phải cắt bỏ $600 triệu đô la trong ngân sách dành cho lực lượng duy trì hòa bình.
Trong bài diễn văn đầu tiên của của ông đọc tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc,hồi tháng Chín, ông Trump không ngó ngàng gì đến tinh thần cộng tác tập thể, ông chỉ đề cao tinh thần bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia.
Ông nói: “Là Tổng thống của Hoa Kỳ tôi luôn luôn đặt quyền lơi của nước Mỹ trên hết. Giống như quí vị, nhà lãnh đạo quốc gia, cũng luôn luôn đặt quyền lợi đất nước của quí vị lên trên hết.” .
Đường lối của Trung cộng lại tham vọng hơn. Trong những năm gần đây, họ đã từng bước tiến hành những biện pháp nhằm gia tăng sức mạnh quốc gia của họ nhiều hơn bất cứ nước nào khác kể từ sau thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
Họ đã tăng hoạt động đầu tư dưới hình thức tạo ra những tích sản giống như nước Mỹ đã làm trong thề kỷ trước. Đó là viện trợ cho nước ngoài, và sử dụng những kỹ thuật tân tiến nhất chẳng hạn như tình báo nhân tạo, hay AI, viết tắt của từ Artificial Intelligence.
Họ trở thành quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của Liên Hiệp Quốc, và cho lực lượng duy trì hòa bình.
Trung cộng bắt đầu tham gia vào những diễn đàn chung để giải quyết những vấn đề toàn cầu chẳng hạn như nạn khủng bố, cướp biển, và sự phát triển vũ khí nguyên tử.
Ngoài ra, Trung cộng còn dấn thân vào kế hoạch đầu tư hạ tầng cơ sở lớn nhất trong lịch sử. Nằm trong kế hoạch “Belt and Road Initiative”- Thực Hiện Con Đường Tơ Lụa kiểu mới, Trung cộng đứng ra xây cất đường xá, cầu cống, đường sắt, và hải cảng ở Á châu, Phi châu và nhiều nơi khác.
Nếu kế hoạch Belt and Road này lên đến mức một trillion đô la, nghĩa là kế hoạch này lớn gấp 7 lần Kế Hoạch Marshall trước đây của Hoa Kỳ thực hiện hồi năm 1947 để tái thiết Âu châu thời hậu chiến.
Tính theo thời giá ngày nay, kế hoạch Marshall chỉ vào khoảng $130 tỉ đô la.
Trung cộng cũng vội vàng nắm lấy cơ hội do ông Trump đưa ra.
Chỉ ít ngày sau khi ông Trump tuyên bố rút chân ra khỏi TPP, Chủ tịch Tập Cận Bình nói trước Hội Nghị Kinh Tế Davos ở Thụy sĩ rằng ông ủng hộ Hiệp Định Paris về thay đổi khí hậu.
Ông còn nói rằng chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch là hình thức “tự phong tỏa đất nước mình trong phòng tối.”.
Hiện nay Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong lịch sử cận đại Trung Hoa.
Họ Tập còn nói: “Không có nước nào là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến tranh mậu dịch.”.
Đây là một hoàn cảnh khá trớ trêu. Trong hàng chục năm qua, Trung cộng luôn luôn sử dụng chính sách bảo vệ mậu dịch – nhưng bây giờ chính ông Trump lại cho họ Tập cơ hội làm ngược lại.
Trung cộng đứng ra thương thuyết với ít nhất 16 quốc gia để thành lập tổ chức Regional Comprehensive Economic Partnership, một đặc khu tự do mậu dịch, trong đó không có Hoa Kỳ.
Họ đề ra chủ trương này từ năm 2012 nhằm chống lại hiệp định TPP. Nếu sáng kiến của họ thành hình như dự kiến, Trung cộng lập ra được một khối mậu dịch lớn nhất thế giới, tính theo dân số.
Một số hành vi chuyển hướng của Trung cộng được che dấu không để công luận biết.
Hồi tháng 10 vừa qua, tổ chức World Trade Organization tổ chức hội nghị gồm các bộ trưởng thương mại của khoảng 40 quốc gia cùng gặp nhau tại Marrakech, thủ đô nước Morroco, để duyệt xét lại những qui tắc mậu dịch liên quan đến nông nghiệp và hải sản.
Chính quyền của ông Trump từ bấy lâu nay tỏ ra không ưa tổ chức WTO, và chỉ gửi một đại biểu đến dự, đọc một bài diễn văn rồi bỏ về sớm.
Một quan chức ngoại giao Mỹ kể lại với tôi: “Trong hai ngày hội nghị, không có sự hiện diện của Hoa Kỳ, giúp cho đại biểu của Trung Hoa có cơ hội tung hoành hoạt động.
Họ thuyết phục các nước tham dự hội nghị rằng từ nay quốc gia bảo trợ cho hệ thống mậu dịch quốc tế sẽ là Trung quốc.”.
Bằng cách lập ra những qui tắc mậu dịch quốc tế, Trung cộng hy vọng sẽ có cơ hội “phá vỡ ưu thế đạo đức của Tây phương.”.
Theo giáo sư Li Ziguo ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế ở Trung quốc, thì lối nói của người Tây phương thường hay phân biệt hệ thống chính trị “xấu” và hệ thống chính trị “tốt.”.
Trong tháng 11 năm 2016, Phó thủ tướng Trung cộng, ông Meng Hong Wei trở thành chủ tịch người Hoa đầu tiên của tổ chức Interpol, tức cảnh sát quốc tế.
Sự kiện này khiến cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền lo ngại, vì nó sẽ giúp cho một chế độ độc tài có cơ hội sách nhiễu, hiếp đáp những nhà hoạt động dân chủ, những nhân vật đối kháng, chống lại chế độ.
Xét theo những tiêu chuẩn thông thường, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò chế ngự toàn cầu trong những năm sắp tới.
Hoa Kỳ có đến 12 hàng không mẫu hạm.
Trung cộng chỉ có hai.
Hoa Kỳ có hiệp định an ninh chung ký kết với hơn 50 quốc gia, Trung cộng chỉ có một hiệp định an ninh chung ký kết với Bắc Hàn.
Hơn thế nữa, con đường phát triển kinh tế của Trung cộng còn vướng bận nhiều nợ nần, nhiều công ty quốc doanh giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sai biệt lợi tức trong dân chúng ngày càng nhiều, và tỉ lệ phát triển kinh tế đang gặp trở ngại.
Những người công nhân đã giúp cho Trung cộng hùng mạnh, nay trở nên già nua. Môi sinh ở Trung cộng như không khí, và nước, bị ô nhiễm trầm trọng.
Tuy nhiên sự chênh lệch đang thu ngắn lại. Năm 2000, Hoa Kỳ chiếm 31% nền kinh tế toàn cầu, và Trung Cộng chỉ chiếm 4%.
Ngày nay Hoa Kỳ chỉ còn giữ được 24% và Trung cộng chiếm 15%.
Nếu đúng như các chuyên gia tiên đoán, nền kinh tế Trung cộng sẽ qua mặt Hoa Kỳ trong một tương lai gần.
Khi đó, thế giới sẽ chứng kiến lần đầu tiên trong suốt hơn một thế kỷ nay, một quốc gia không theo thể chế dân chủ, nhưng lại có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đến lúc đó, Trung cộng sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc uốn nắn, hay cải sửa những giá trị tinh thần, đạo đức.
Ví dụ bầu cử theo lối tranh đua, tự do ngôn luận, phát biểu tư tưởng của con người sẽ không còn, và có thể thống internet cởi mở, cho mọi người sử dụng sẽ bị theo dõi, kiểm duyệt.
Hiện nay, hầu như thế giới giảm bớt niềm tin vào nước Mỹ rất nhiều, nhiều hơn chúng ta hiểu.
Năm ngoái tổ chức Pew Research Center thực hiện cuộc thăm dò tại 37 nước, hỏi xem nhà lãnh đạo nước nào đã làm những việc đúng đắn, đáng khen cho công việc chung của thế giới.
Đa số, họ chọn Tập Cận Bình hơn là Donald Trump, với tỉ lệ 28% trên 22%.
Trước trào lưu chỉ trích ông Trump không còn tha thiết gì đến vai trò lãnh đạo thế giới, hồi tháng 12, ông Trump đề ra chiến lược an ninh quốc gia, trong đó, ông vạch rõ Trung Cộng và Nga là hai nước đối thủ cạnh tranh với Mỹ.
Ông tuyên bố: “Chúng ta sẽ tung ra chiến lược cạnh tranh với hai nước này, để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, và thăng tiến những giá trị tinh thần của chúng ta.”.
Nhưng cũng trong bài diễn văn này, ông lại nói rằng Hiệp định TPP là thứ hiệp định gây thiệt hại cho việc làm của nước Mỹ, và hiệp định Paris quá tốn kém, không công bằng.
Ngày hôm sau, ký giả Roger Cohen, của báo New York Times, gọi sự mẫu thuẫn trong chính sách ngoại giao của ông Trump là “trò hề”.
Một số nước đồng minh của Mỹ tỏ ra chán nản, muốn né tránh chính phủ của ông Trump.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, kiêm cố vấn an ninh quốc gia, ông Shivshankar Menon cho biết: “Ngày xưa mỗi khi cần làm điều gì, chúng tôi đến thẳng Bạch Cung để xin gặp Tổng thống.
Bây giờ chúng tôi đi tìm những công ty lớn, đến Ngũ Giác Đài hay sang Quốc Hội để trình bầy ý kiến của mình. Chúng tôi không muốn liên lạc với Bạch Cung nữa.”.
Trong chuyến công du đến Hoa Thịnh Đốn mới đây, Thủ tướng Lý Hiển Long của nước Singapore nói với tôi rằng tất cả những nước trên thế giới không thể làm ngơ trước sự tương phản rõ rệt giữa vai trò lãnh đạo của Mỹ và của Trung cộng.
Ông tâm sự: “Vì có chiến tranh, các ông đứng ra duy trì hòa bình. Các ông đã đem lại an ninh trong vùng. Các ông mở mang thị trường. Các ông thiết lập mối liên kết xuyên qua Thái Bình Dương.
Và bây giờ với sự trổi dậy của những thành viên mới bên bờ biển phía tây của Thái Bình Dương, nước Mỹ sẽ đi về đâu?
Các ông có còn muốn can dự vào vùng này nữa không?”
Nếu người Mỹ không còn hiện diện ở đây nữa, mọi nước khác trên thế giới sẽ nói: Chúng tôi muốn làm bạn với cả Hoa Kỳ lẫn Trung quốc- và người Trung quốc đã sẵn sàng rồi, Tôi sẽ bắt đầu chơi với họ.”.
Tập Cận Bình có thể là loại Chủ tịch nước mà ông Trump ưa thích. Mùa thu vừa qua, ông ta bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng, không bị cản trở, vấp váp, như các nhà lãnh đạo khác sau Đặng Tiểu Bình.
Ông Đặng chết vào năm 1997. Đại Hội Đảng lần thứ 19 vừa rồi, được tổ chức vào tháng 10, mang tính chất một lễ đăng quang, chính thức tuyên dương Tập Cận Bình là vị lãnh đạo rường cột- core leader.
Chỉ có ba nhà lãnh đạo có được vinh dự này. Đó là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, và Giang Trạch Dân.
Bây giờ “Tư Tưởng Tập Cận Bình “ được ghi vào trong Hiến Pháp.
Điều này có nghĩa là họ Tập có quyền giữ chức Chủ tịch nước suốt đời, nếu ông ta muốn.
Ông rất thích được sự tôn vinh của giới truyền thông.
Trong buổi lệ đăng quang, trình diện Bộ Chính Trị mới của ông, giới ký giả Tây phương bị cấm không cho vào xem. Họ bị coi là bọn nhà báo hay gây rắc rối.
Khi tấm chân dung của ông được đăng trên báo, đây là bức ảnh được tô điểm rất kỹ, với mái tóc dầy đậm, da mặt hồng hào, rám nắng.
Trong nhiều thập niên, Trung Cộng cố tình tránh né đối đầu trực tiếp với Mỹ về vấn đề trật tự toàn cầu.
Thay vào đó, họ làm đúng theo sách lược của Đặng Tiểu Bình đề ra hồi năm 1990, là “hãy dấu kỹ sức mạnh của mình, mai phục chờ thời cơ.”.
Nhưng ngày nay, họ Tập chính thức tuyên bố về sự khai sinh của “thời đại mới.”. Đó là thời đại Trung quốc tiến dần vào vị trí trung tâm của sân khấu chính trị thế giới.
Họ Tập muốn Trung quốc trở thành một “chọn lựa mới để các nước khác noi theo.”.
Ông ta kêu gọi hãy thay thế nền dân chủ kiểu Tây phương bằng “giải pháp Trung quốc”. (Chinese solution)
Vài tuần lễ sau, tôi đến Trung Hoa, hệ thống tuyên truyền của nhà nước Trung cộng sử dụng tối đa ngòi bút của mình để đề cao Ngài Chủ tịch.
Báo chí của nhà nước gọi họ Tập là một nhân vật siêu quần theo bất cứ một chuẩn mực nào, họ mô tả ông là một vị thuyền trưởng, một nhà lãnh đạo vô địch, điều khiển con tầu đất nước, không ai có thể sánh ngang bằng.
Họ nói ông có kiến thức phong phú về văn chương, về mỹ thuật, khiến ông trở thành con người ăn nói tuyệt luân trên diễn đàn quốc tế.
Bài viết nhận định thêm: “Chủ tịch Tập đối xử với tất cả mọi người một cách thành thật, nồng hậu, và thẳng thắn.’
Bài báo trích dẫn một câu văn của nhà ngữ học người Nga, ông này phiên dịch bài diễn văn của họ Tập tại Đại Hội Đảng, như sau:
“Tôi (tức họ Tập) say mê đọc sách, từ lúc sáng sớm cho đến nửa đêm, có khi quên cả ăn.”.
Họ Tập khắc sâu dấu ấn quan điểm khắt khe của ông về vấn đề canh tân xứ sở. Chiến dịch “dọn sạch sẽ đám dân chúng thấp hèn” đưa đến việc trục xuất hàng trăm ngàn công nhân di cư, ở lậu trong thành phố Bắc Kinh, và một chiến dịch dọn sạch sẽ khác nhắm vào những kẻ chống đối nhà nước, khiến cho hàng ngàn trí thức đối kháng trên mạng bị bắt giam.
Đảng Cộng sản can thiệp sâu vào các định chế tư nhân.
Các trường đại học ngoại quốc có chương trình giáo dục ở Trung Hoa, như trường Duke University, được khuyến cáo phải đặt một Bí Thư Đảng Cộng sản, giữ vai trò quyết định trong hội đồng quản trị.
Đảng Cộng sản khuyến khích ngành truyền thông nên trưng bầy những nét xấu xa, đen tối của thế giới bên ngoài, và đưa ra những bích chương cảnh cáo dân chúng nên đề cao cảnh giác đừng tiết lộ an ninh quốc gia, phát hiện những “tên gián điệp” làm việc cho người nước ngoài.
Thủ đô Bắc Kinh ngày nay là một địa điểm thuận tiện hơn để làm việc, nhưng không còn hấp dẫn, lôi cuốn như trước nữa.
Ở đây người ta giầu có hơn xưa, nhưng mất đi tiềm năng sáng tạo.
Cho đến lúc gần đây, người dân Trung Hoa mong mỏi được người thế giới bên ngoài đón nhận.
Họ trông thấy những điểm giống nhau trong cách nói chuyện của hai nhân vật Tập Cận Bình và Donald Trump, và coi đó là điểm đáng mừng.
Họ lên án cái bọn cấp tiến là đám “hoa sen trắng”,chỉ giả vờ ngoan đạo, nhưng thục ra thiếu khoan dung, độ lượng.
Người Hoa không nề hà nói thật những cảm nghĩ của họ về đám Hồi Giáo quá khích, bất chấp những từ ngữ bị coi là thiếu khôn ngoan về chính trị liên quan đến chủng tộc.
(Người theo Hồi Giáo ở Trung Hoa chiếm không tới 2% dân số, và thường xuyên bị sỉ vả, bêu xấu trên internet.).
Hồi tháng Sáu vừa qua, nữ minh tinh Yao Chen, bị tấn công tơi bời trên mạng chỉ vì cô lỡ đề cập đến cuộc khủng hoảng tị nạn trên thế giới. Cô bị cưỡng bách phải cải chính, phải xác nhận cô không hề đề nghị Trung Quốc nên phải tiếp nhận người tị nạn.
Nhớ lại hồi năm 2008, tôi có dịp gặp anh Rao Jin, một nhân vật bảo thủ hăng say, anh bị coi là kẻ chống đường lối chính trị của nhà nước.
Trước khi ông Trump tung ra chiến dịch đả kích truyền thông, anh Rao đã lập ra một website lấy tên là Anti-CNN.com, trong đó anh cực lực đả kích truyền thông Tây phương trong việc loan tải tin tức.
Lần này, tôi gặp lại anh tại một bữa ăn trưa ở Bắc Kinh, anh nói với tôi: “Những điều trước đây tôi cố gắng làm cho được, tức là hài tội đám truyền thông Tây phương, bây giờ đã đi vào dòng chính.”.
Anh nói sự kiện này không những chỉ xảy ra ở Trung quốc, mà còn xảy ra trên toàn cầu.
Theo quan điểm của anh Rao, khẩu hiệu “America First” của ông Trump là một tuyên cáo hết sức thành thật, một viễn kiến thực tiễn nhằm lột trần bộ mặt gian dối, đạo đức giả.
Theo quan điểm của anh Rao khẩu hiệu quyền lợi của nước Mỹ trước nhất, đối với người Trung Hoa là một sự thực rõ ràng, không thể chối cãi được.
Anh Rao còn nhận thấy ý kiến của anh được đón nhận ở khắp nơi, ở Nga, ở Pháp, ở Anh và tại Hoa Kỳ.
Anh nói thêm: “ Trên thế giới ngày nay, nước nào có sức mạnh, nước đó có quyền ăn to nói lớn.”.
Vừa nói, anh vừa đập nắm tay xuống bàn, giống như cách ông Trump làm khi đọc bài diễn văn nhậm chức, và ông Tập làm trong diễn văn trước Đại Hội Đảng lúc ông nhận nhiệm kỳ mới.
Các nhà lãnh đạo Trung Hoa ít khi nào bầy tỏ quan điểm của họ về Tổng thống Mỹ, nhưng các vị khoa bảng ở các viện nghiên cứu tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đều nhận ra nét đặc thù của mỗi vị tổng thống Mỹ, ví dụ như giáo sư Yan Xue-tong, Khoa trưởng Viện Nghiên Cứu Bang Giao Quốc Tế của trường Đại Học Tsinghua.
Ở tuổi 65, ông Yan có dáng người đẫy đà, béo mập, song ăn mặc chải chuốt, với mái tóc bạc trắng, cắt ngắn, và nụ cười rổn rảng.
Một buổi chiều, khi tôi đến văn phòng của ông, ông đã đội chiếc mũ bê rê, áo choàng màu đen, chúng tôi cùng bước ra ngoài trời lạnh giá.
Trước khi tôi kịp đặt câu hỏi, ông rổn rảng nói:
“Tôi nghĩ rằng ông Trump sẽ là một Gorbachev của nước Mỹ.”.
Ở Trung Hoa, người ta tin rằng chính ông Mikhail Gorbachev là thủ phạm, là kẻ lãnh đạo đưa đến sự sụp đổ của một đế quốc.
Rồi ông cảnh cáo: “Hoa Kỳ sẽ lãnh đủ hậu quả tương tự với ông Trump.”.
Trong bữa ăn tối gồm có xỉu cảo, đậu phụ, và thịt heo rán, ông Yan nói rằng sức mạnh của nước Mỹ sẽ được đo lường bằng khả năng thuyết phục.
Ông giải thích:”Vai trò lãnh đạo của nước Mỹ đã suy đồi thê thảm từ 10 tháng nay.
Hồi năm 1991, khi ông Bush cha tung ra cuộc chiến đánh Iraq, ông được sự ủng hộ của 34 nước.
Lần nảy, nếu ông Trump tung ra cuộc chiến tranh đánh một nước nào đó, tôi không tin ông ta được hơn 5 nước ủng hộ.
Thậm chí Quốc Hội Hoa Kỳ còn tìm cách ngăn chặn khả năng xảy ra cuộc chiến tranh nguyên tử mà ông định đánh Bắc Hàn.”.
Khi nói về vai trò lãnh đạo của Trung quốc, ông Yan nói: “Ông Trump đã tặng cho Trung quốc một cơ hội bằng vàng về mặt chiến lược.”.
Tôi hỏi ông Yan cơ hội này sẽ tồn tại trong bao lâu. Ông trả lời: “Ngày nào ông Trump còn nắm quyền bính.”.
Giới lãnh đạo Trung Cộng không phải lúc nào cũng có quan điểm tương tự như ông Yan về ông Trump.
Trong những năm trước 2016, Trung Cộng chấp nhận chiến lược đối đầu, ngăn chặn Hoa Kỳ.
Bắc Kinh làm việc với Hoa Thịnh Đốn về vấn đề thay đổi khí hậu, và về thỏa ước ngăn chặn vũ khí nguyên tử với Iran, nhưng đồng thời căng thẳng giữa hai nước Mỹ- Hoa cũng gia tăng.
Trung cộng tung ra cuộc chiến ăn cắp thông tin trên mạng, để lấy những bí mật công nghệ của Mỹ.
Trung cộng xây cất phi trường trên những đảo san hô trong vùng Biển Đông, đặt ra những trở ngại, không cho công ty Mỹ đầu tư vào Trung Hoa, chẳng hạn như ngăn chặn hoạt động kinh doanh về Internet, và từ chối cấp visas cho các học giả, nhà báo Mỹ vào Trung cộng.
Trong thời gian còn tranh cử tổng thống, chuyên gia về Trung cộng trong cả hai đảng đều kêu gọi Tổng thống tương lai hãy gia tăng liên minh với các nước Á châu, và tăng áp lực đối với Trung cộng.
Khi ông Trump thắng cử, tác giả Michael Pillsbury ghi nhận:
“ Đảng Cộng Sản Trung Hoa giật mình, ngạc nhiên khi thấy ông Trump thắng.”.
Ông Michael Pillsbury là cựu phụ tá ở Ngũ Giác Đài, và cũng là tác giả cuốn sách “The Hundred Year Marathon” nói về tham vọng lâu dài muốn chế ngự toàn cầu của Trung cộng.
Ông nói với tôi: “Trung cộng sợ rằng ông Trump sẽ là kẻ thù của họ về mặt tinh thần.”.
Giới lãnh đạo Trung cộng bèn soạn ra chiến lược đỡ đòn, đánh trả, trong đó có cả việc hăm dọa các công ty Mỹ đang làm ăn ở Trung Hoa, rút kế hoạch đầu tư tại những đơn vị bầu cử của các nhân vật quyền lực trong Quốc Hội Mỹ.
Quan trọng hơn cả là họ tìm cách nghiên cứu thật kỹ về cá nhân ông Trump.
Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc châu, người thường xuyên liên lạc với giới lãnh đạo Bắc Kinh, nói với tôi như sau:
“Vì người Trung Hoa kinh ngạc khi thấy ông Trump đắc cử. Họ bèn cử ra những chuyên viên thượng thặng nghiên cứu thật sâu xát về ông Trump, đề nghị chiến lược thương thuyết với Trump khi ông này hé lộ chính sách của ông ta.”.
Trước khi ông Trump bước vào Bạch Cung, Trung cộng đã có sẵn cuốn cẩm nang về cách đối phó với ông ta.
Ông Shen Dingli, chuyên gia về bang giao quốc tế ở trường đại học Fudan, ở Thượng Hải, phân tích rằng ông Trump là mẫu người hết sức thực tiễn, tương tự như Đặng Tiểu Bình, người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Hoa trong cuộc cải cách kinh tế.
Họ Đặng từng nói rằng: “Bất cứ điều gì làm tốt cho Trung quốc thì đó là chủ thuyết tốt.”.
Ông Đặng bất chấp việc làm đó giống như đường lối của phe tư bản. Ông Shen tóm lược: “Đối với ông Trump, tất cả đều hướng về việc tạo thêm việc làm cho người Mỹ.”
Chưa đầy một tháng, sau khi nhậm chức, cuộc thử thách chiến lược giữa đôi bên xảy ra khi ông Trump nhận điện thoại của bà Thái Anh Vân, Tổng thống Đài Loan.
Ông Shen kể lại như sau: “Chủ tịch Tập Cận Bình giận lắm, nhưng ông cố dằn lòng không để xảy ra cuộc đấu khẩu.”. Thay vào đó, vài tuần sau, Tập Cận Bình tiết lộ về hỏa tiễn liên lục địa cực mạnh của Trung Cộng.
Ông ta muốn gửi đi một thông điệp nhắn nhủ như sau: “Tôi đã có vũ khí tối tân như thế đó. Ông muốn gì đây.”.
Cùng lúc đó, ông ta biệt phái Jack Ma đi New York để gặp ông Trump.
Jack Ma là nhà sáng lập ra công ty thương mại trên mạng khổng lồ: Alibaba.
Jack Ma đề nghị với ông Trump sẽ cung cấp một triệu việc làm qua công ty Alibaba.
Ông Shen phân tích chiến lược của Trung cộng như sau:
“Ông Trump này là một gã liều lĩnh, không tiên đoán nổi, vậy, chúng ta hãy huấn luyện hắn trở thành một kẻ thuần thục, để khống chế hắn.
Hắn muốn có việc làm, thì cho hắn việc làm để hắn bỏ rơi Đài Loan.”.
Nội tình bên trong Bạch Cung chia làm hai phe, tranh dành ảnh hưởng về việc thảo chiến lược đối phó với Trung Cộng.
Phe thứ nhất của chiến lược gia Stephen Bannon. Ông này muốn Tổng thống chọn thái độ cứng rắn đối với Trung cộng, thậm chí có thể gây ra chiến tranh mậu dịch cũng phải làm.
Bannon thường mô tả Trung cộng như một “thách đố về văn minh.”. Phe kia gồm những người thân cận với cậu Jared Kushner, con rể, kiêm cố vấn thân cận của ông Trump.
Cậu Kushner là đệ tử ruột của Henry Kissinger, và thường hay gặp đại sứ Trung cộng, ông Cui Tiankai.
Cậu Kushner khuyên nên có mối giao hảo thân thiện, tương kính giữa hai ông Tập và Trump.
Cuối cùng ý kiến của Kushner thắng thế.
Cậu con rể Kushner và ông Ngoại trưởng Rex Tillerson sắp xếp để ông Trump và ông Tập gặp nhau tại biệt thự Mar-a-Lago vào ngày 17 tháng Tư, gọi là hội nghị thượng đỉnh để hai nhà lãnh đạo làm quen với nhau.
Khai mạc phiên họp, ông Trump tạo bầu không khí thân thiện bằng cách để hai cháu ngoại, con của Ivanka, là Arabella và Joseph cùng hát bài “Jasmine Flower” một bài đồng dao cổ điển của Trung Hoa.
Và ngâm thơ Tầu. Trong lúc ông Tập có mặt tại biệt thự nghỉ mát này, thì chính phủ Trung cộng chấp thuận ba thương hiệu của cô Ivanka đem vào Trung cộng. Đó là nữ trang, ví da, và dịch vụ tắm hơi của công ty do cô làm chủ.
Cậu Kushner từng bị vặn hỏi, soi mói về tương quan giữa công tác ngoại giao của cậu, với hoạt động kinh doanh của gia đình cậu.
Phải chăng có sự trục lợi giữa công vụ và kinh doanh cá nhân.
Trong thời kỳ chuyển giao chính phủ, Kushner từng đi ăn tối với cấp lãnh đạo công ty doanh nghiệp Trung Hoa, trong lúc công ty của Kushner mời những công ty này đầu tư vào bất động sản ở khu Manhattan. (Sau khi các vụ họp kín bị báo chí tiết lộ, cuộc nói chuyện, thương lượng chấm dứt).
Hồi tháng Năm, cô em gái của Kushner là Nicole Kushner Meyer từng đề cập đến chức vụ của anh mình tại Bạch Cung khi cô đi Trung cộng dụ dỗ các nhà đầu tư Trung Hoa. Công ty Kushner sau đó có đưa ra lời xin lỗi về vụ này.
Trong cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago, quan chức Trung cộng ghi nhận rằng ông Trump kém cỏi, không hiểu biết gì về tình hình thế giới, hay những vấn đề nhậy cảm.
Ông Daniel Russel, Thứ trưởng Ngoại Giao đặc trách vùng Đông Á và Thái Bình Dương, kể lại rằng:
“Khi ông Tập bàn với ông Trump về vấn đề Tây Tạng, Đài Loan, và Bắc Hàn, ông Trump hết sức lúng túng, không biết trả lời ra sao.”.
Ông Trump kể lại với ông Russel rằng: “Đó là một bài học lớn cho tôi.”. Chính ông Trump cũng thú nhận với báo Wall Street Journal như sau: “Sau vài phút nói chuyện với Chủ tịch Tập, tôi mới thấy rằng chuyện đối phó với Bắc Hàn không dễ chút nào.”.
Ông Russel nói với các quan chức Trung cộng sau kỳ họp ở Mar-a-Lago như sau: “Người Trung Hoa cảm thấy rằng họ hiểu khá nhiều về ông Trump. Họ sẽ gặp nhiều chuyện nhức đầu với ông này.
Nhưng về căn bản ông Trump chỉ là một con cọp giấy. Bởi vì những gì ông dọa dẫm, ông chẳng làm được. Nào là xây tường ở biên giới Mê Tây Cơ, tiêu hủy luật Obamacare. Ông ấy không được Quốc Hội đứng sau lưng yểm trợ. Ngoài ra, ông ta còn đang bị điều tra.”.
Sau phiên họp thượng đỉnh, Viện Nghiên Cứu Pangoal Institution ở Bắc Kinh đưa ra một bản phân tích về chính quyền của ông Trump. Trong đó họ mô tả chính quyền này là một “quán trọ nhỏ, qui tụ những tên hoạt đầu, đấu đá nhau.
Nhóm có quyền lực nhất là những người trong gia đình ông Trump. Họ điều khiển việc nước theo kiểu lạ lùng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Họ coi việc nước như việc của riêng gia đình mình.
Người Hoa dùng một cụm từ của thời sứ quân, gọi là coi quốc gia đất nước như tài sản riêng của gia đình.
Sau lần gặp nhau ở Mar-a-Lago, ông Trump đưa ra nhiều lời khen ngợi họ Tập. Ông nói lung tung trên đài truyền hình Fox:
“Chúng tôi có nhiều điểm hợp nhau, tôi nghĩ ít ra là chúng tôi có những “hóa chất” –chemistry- hấp dẫn nhau- có thể ông ấy không thích tôi, tôi nghĩ là ông ấy thích tôi.”.
Trong lúc đó, các nhà phân tích người Hoa bối rối khi ráng theo kịp tin tức về những vụ thay đổi nhân sự trong Bạch Cung, nhân vật nào bị sa thải, hay nhân vật nào được sủng ái.
Sau khi có báo cáo nói rằng Ngoại trưởng Tillerson hoài nghi về mức độ thông minh của Tổng thống, Giáo sư Shen ở trường đại học Fudan University hỏi tôi:
“Trong tiếng Mỹ chữ “moron” nghĩa là gì?”. (Ngoại trưởng Tillerson gọi ông Trump là thằng ngu.).
Vào đầu tháng 11, ông Trump chuẩn bị cho chuyến công du viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên.
Một số chuyên gia về Trung Hoa của chính phủ Hoa Kỳ cho rằng đây là cơ hội để đòi hỏi Trung cộng phải làm một số việc quan trọng. Quan chức Mỹ chuẩn bị cho chuyến công du nói với tôi:
“Chúng ta nên cương quyết bảo vệ quyền lợi của mình, bởi vì những quyền lợi đó đến rất nhanh, và sâu rộng hơn chúng ta dự đoán.”.
Ngoài một số việc khác, Hoa Kỳ muốn Trung cộng phải mở cửa nền kinh tế Trung Cộng để công ty Mỹ có thể làm ăn.
Ngoài ra, họ phải chấm dứt cái trò ăn cắp tài sản trí tuệ, và đừng đòi hỏi công ty Mỹ phải chuyển giao kỹ thuật mới, khi đó Trung cộng mới chịu mở cửa thị trường.
Đại sứ Trung Cộng ở Hoa Thịnh Đốn, ông Cui Tiankai muốn Trung cộng tiếp đón ông Trump vào hàng quốc khách. Mang tất cả những tinh hoa của 5,000 văn hiến Trung Hoa ra đón tiếp ông Trump.
Họ tin rằng ông Trump là người hết sức nhậy cảm về việc tiếp đón long trọng.
Sách lược tiếp đón nhà lãnh đạo Mỹ một cách long trọng trước đây đã đem lại hiệu qủa tốt đẹp.
Ông Richard Solomon, được cơ quan CIA trả tiền để viết cuốn sách cẩm nang dành cho các nhà lãnh đạo Mỹ. Cuốn sách mang tên là: “Chinese Political Negotiating Behavior.”.
Nay thì cuốn sách đó không còn là tài liệu mật nữa. Ông Solomon viết rằng một vị Hoàng tử triều đại Mãn Thanh, ông Qi-ying, chủ trương nên đãi đằng bọn “man rợ Tây phương bằng yến tiệc, và giải trí, chúng sẽ biết ơn sâu xa.”.
Ngày nay, chính quyền Trung cộng áp dụng đúng sách lược cũ để gài bẫy, và lôi cuốn các nhà lãnh đạo Tây phương. (Henry Kissinger đã từng viết: sau màn yến tiệc ăn món Vịt Bắc Kinh, tôi sẵn sàng đồng ý bất cứ điều gì họ yêu cầu.”.
Theo sau Đại Hội Đảng kỳ thứ 19, ông Trump ngạc nhiên thấy Tập Cận Bình tóm thu rất nhiều quyền bính trong tay.
Ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn trước ngày viếng thăm Trung Cộng: “Ngày nay, người ta coi ông Tập cận Bình là vị Vua của Trung quốc.”.
Ông Trump đến Bắc Kinh với nghi thức đón tiếp khiêm nhường.
Vài giờ trước khi máy bay của ông hạ cánh, Đảng Cộng Hòa ở Mỹ bị thua trong cuộc tranh cử ở cấp tiểu bang, thua trong cuộc tranh cử Thống đốc ở Virginia và New Jersey.
Tỉ lệ ông Trump được dân chúng ủng hộ xuống thấp, chỉ còn 37%. Đây là một tỉ lệ thấp nhất kể từ ngày viện Gallup làm thống kê về sự tín nhiệm của dân Mỹ vào tổng thống.
Ba phụ tá cũ của ông Trump bị truy tố ra tòa trong cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào bầu cử năm 2016.
Kể từ năm 1972 đến nay, đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ có tầm mức an ninh về chính trị thua xa nhà lãnh đạo Trung cộng.
Tập Cận Bình giả vờ vuốt ve, đón tiếp khách. Khi ông Trump vừa đến, hai vị lãnh đạo đi dạo quanh Cấm Thành vào xế chiều.
Họ uống trà, xem diễn tuồng hát bộ tại Cung Hòa Viên, và chiêm ngưỡng bình đựng tro cốt cổ xưa làm bằng vàng.
Sáng hôm sau, tại Đại Sảnh Nhân Dân, ông Trump được đón tiếp bằng nghi lễ hết sức long trọng, với đoàn quân nhạc, diễn binh, và súng ca nông, cũng như trẻ em học sinh ca múa.
Các em reo hò, gọi tên ông Trump là “bác Trump”. Chính quyền ra lệnh kiểm soát gắt gao những lời bình phẩm về ông Trump trên trang mạng xã hội.
Ông Trump và ông Tập thảo luận với nhau trong vài giờ, sau đó xuất hiện trước báo chí.
Ông Trump nói: “Việc nghênh đón tôi sáng nay bằng đoàn diễn binh, và quân nhạc thật là hoánh tráng.”.
Ông Trump ca ngợi họ Tập là nhân vật đáng kính, và đầy quyền lực làm đại diện cho nhân dân của ông.
Ông có nêu ra nhu cầu cần phải có sự hợp tác giữa hai nước trong vấn đề Bắc Hàn, và phải sửa chữa tình trạng “bất công” trong quan hệ mậu dịch giữa hai nước.
Nhưng ông Trump không hề nói đến vấn đề tài sản trí tuệ, hay mở cửa thị trường Trung Cộng cho công ty Mỹ.
Ông Trump lại nói: “Tôi không trách Trung quốc. Làm sao có thể trách cứ một quốc gia khi nước này lợi dụng nước khác chỉ vì lợi ích cho dân nước họ.Tôi cho Trung quốc được điểm tốt.” .
Người ta nghe có tiếng than, thở hắt ra từ phía những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và các ký giả.
Một vài người Hoa trong số khán giả reo hò khen ngợi ông Trump.
Cả ông Tập lẫn ông Trump đều từ chói trả lời câu hỏi của báo chí.
Trong lúc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã yêu cầu tổng thống nên đem vụ vi phạm nhân quyền ra thảo luận, chẳng hạn trường hợp của Thi sĩ Liu Xia, tức bà góa phụ của cố văn hào Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel và bị tù tại gia, không được xét xử.
Theo hai viên chức Hoa Kỳ, ông Trump không hề đề cập đến chuyện này khi thảo luận với họ Tập.
Thái độ lép vế của ông Trump đối với họ Tập – bảo rằng ông Tập có sức lôi cuốn ông Trump- khiến cho nhiều nước trên thế giới thảo luận đề tài nên ngả theo Hoa Kỳ hay Trung Cộng.
Ông Daniel Russel phân tích: “Tổng thống Mỹ đang có mặt ở đây. Trông ông có vẻ nhút nhát khi đi trong Cấm Thành, và có vẻ khép nép khi đi cạnh họ Tập.
Sở dĩ ông ấy đi thăm Trung quốc chỉ vì thị trường Trung Hoa, và vì sức mạnh của Trung cộng. Bạn nên suy nghĩ lại xem tất cả chỉ là vấn đề quyền lợi mà thôi.
Cụ thể mà nói, nếu nước Mỹ rút lui, thì Trung cộng tiến vào thay thế, có gì mà phải nói?
Có một địa hạt mà hậu quả của sự thay thế trên được trông thấy rất rõ. Đó là lãnh vực kỹ thuật.
Các công ty Mỹ và Trung cộng đang ráo riết cạnh tranh nhau về phát minh kỹ thuật mới, không hẳn chỉ vì lợi lạc, mà còn về sự hình thành những qui tắc liên quan đến bí mật riêng tư, đến sự công bằng, và vấn đề kiểm duyệt.
Trung cộng cấm 11 trong số 25 website nổi tiếng thế giới không được hoạt động trong nước Trung Hoa, gồm có Google, You Tube, Facebook và Wikipedia- bởi vì Trung cộng sợ rằng những công ty này sẽ đè bẹp những công ty địa phương, hay xúi dục, giúp đỡ những kẻ chống đối chế độ.
Chính quyền Trung quốc đề cao chủ thuyết mà họ gọi là “chủ quyền quốc gia trên mạng.”.
Hồi tháng Chạp, Trung cộng chủ tọa hội nghị về Internet, có sự tham dự của nhiều chủ tịch công ty Mỹ, chẳng hạn như ông Tim Cook của hãng Apple, dù cho Trung cộng đã buộc hãng Apple phải bỏ “apps” giúp người sử dụng có thể thoát khỏi sự kiểm duyệt của Bức Tường Lửa- “Great Firewall”, công cụ kiểm duyệt trên mạng của Trung cộng.
Ở Bắc Kinh, tôi gọi một chiếc taxi, chở tôi đến khu tây bắc của thành phố, nơi có một công ty Trung Hoa tên là Sense Time, đang nghiên cứu kỷ thuật nhận diện con người qua nét mặt.
Đây là một địa hạt nằm giữa giao điểm của khoa học và quyền riêng tư của cá nhân. Công ty này do ông Tang Xiao’ou sáng lập năm 2014.
Ông Tang là một khoa học gia về computer, do M.I.T đào tạo. Học xong, ông trở về Hong Kong dạy học. (Trong nhiều năm, Trung cộng thụt lùi về việc thành lập những công ty tiên khởi- startups- trong khoa học vi tính so với Silicon Valley, nhưng bây giờ họ tiến bộ rất nhiều, sự sai biệt bị thu ngắn lại.
Trong số 41 công ty tư được danh vị “unicorn” trong năm 2017, có 15 công ty của Trung cộng và 17 công ty của Mỹ.
Danh vị “unicorn” có nghĩa là công ty đó được đánh giá vào khoảng một tỉ đô la trở lên.).
Văn phòng công ty Sense Time có dáng bề ngoài hết sức sang trọng, và độc đáo. Không một ai trong công ty phải đeo thẻ nhân viên bởi vì công ty có camera nhận diện khuôn mặt nhân viên, và cánh cửa tự động mở cho vào.
Tôi được cô June Jin đứng ra tiếp, cô này là giám đốc tiếp thị, tốt nghiệp MBA ở University of Chicago, và đã từng làm việc cho một số công ty lớn như Microsoft, Apple và Tesla.
Cô Jin dẫn tôi đi xem phòng trưng bầy kỹ thuật nhận diện khuôn mặt. Tôi bước vào trước một cái máy, trông giống như máy ATM để rút tiền ở ngân hàng.
Máy này đánh giá mức độ “hạnh phúc trong người tôi”, và những đặc điểm khác.
Máy còn đoán tôi là đàn ông, tuổi chừng 33, và trưng hình ảnh tôi đang mặc quần áo chơi skateboard để quảng cáo.
Khi tôi bước vào máy một lần nữa, máy duyệt xét lại tính toán cũ, cho tôi vào khoảng 41 tuổi, và để hình tôi quảng cáo cho hãng rượu. (Thực ra, lúc đó tôi ở tuổi 40).
Chiếc máy này đặt ở tiệm ăn, cho thực khách giải trí trong lúc chờ sắp bàn. Nhưng trong máy còn gài đặt một bộ phận bí mật về “tình báo nhân tạo- Artificial Intelligence”.
Bộ phận này thu thập hình ảnh, và đem so chiếu với tài liệu gốc có sẵn về những khách hàng V.I.P).
Một người hầu bàn sẽ xuất hiện, ra tiếp khách, họ biết trước ai là khách VIP. Cô Jin nói: “Cái hay của Tình Báo Nhân Tạo- là ở chỗ này.”.
Sau đó, cô Jin cho tôi xem kỹ thuật nhận diện khuôn mặt được cảnh sát sử dụng ra sao. Cô nói: “Chúng tôi cộng tác chặt chẽ với Public Security Bureau- hay Sở An Ninh Công Cộng”
Sở này có hàng triệu tấm hình căn cước, sử dụng phương pháp toán học của Sense Time để nhận diện.
Khi sang đến phần biểu diễn khả năng nhận diện, cô Yin sử dụng tài liệu gốc về nhân viên của công ty, chiếu trên màn hình hoạt cảnh một ngã tư đông người qua lại. Cô nói: “Trong thực tế, máy thu hình có thể thu hết mọi người đi bộ và xe hơi chạy ngang qua.”.
Trên một màn hình kế bên, một máy giống như máy chơi game Pac Man theo dõi hành động của một thanh niên trong thành phố, chỉ thấy mặt đương sự. Cô Jin nói:
“Máy có thể so chiếu hình người thanh niên này với những nghi can trong hồ sơ tội phạm. Nếu có nhiều nét giống nhau trong một chừng mực nào đó. Đương sự sẽ bị bắt ngay.”.
Cô tiếp tục nói: “Chúng tôi làm việc chung với khoảng hơn 40 Sở Cảnh Sát trên toàn quốc. Tỉnh Quảng Đông luôn luôn thích tiếp nhận những sáng kiến kỹ thuật mới. Vì thế, hồi năm ngoái, chúng tôi giúp Sở Cảnh Sát Quảng Đông giải quyết rất nhiều hồ sơ hình sự.”.
Tại Hoa Kỳ khi Sở Cảnh sát và cơ quan FBI dự tính sử dụng kỹ thuật nhận diện khuôn mặt lập tức sẽ khiến cho quốc hội đặt ra vấn đề dùng cảnh sát để kiểm soát con người, xâm phạm vào trong đời sống cá nhân.
Hiện nay tòa án vẫn chưa đưa ra phán quyết nói rõ xem một công ty, hay một thành phố có thể dùng kỹ thuật nhận diên khuôn mặt hay không.
Trong những điều kiện nào, tài liệu về con người có thể được dùng để truy tầm nghi can tội phạm, hay bán ra ngoài để dùng cho mục đích quảng cáo?
Ở nước Trung Hoa của ông Tập Cận Bình, quyền giữ bí mật riêng tư-privacy- của con người được xếp vào hàng ưu tiên thứ mấy, không hề được đem ra bàn cãi.
Quyền tự do cá nhân không mấy gì được tôn trọng trong cái nước theo chế độ độc tài chuyên chế.
Ở tỉnh Shenzhen, chính quyền địa phương dùng kỹ thuật nhận diện để răn đe những người đi bộ băng qua đường ẩu.
(Tại ngã tư đông người qua lại, người ta liệt kê tên, và hình căn cước của người làm bậy trên màn hình to tướng.).
Ở Bắc Kinh, chính quyền dùng máy nhận diện, đặt ở cầu tiêu công cộng để ngăn chặn những kẻ ăn trộm giấy đi cầu.
Máy còn hạn chế mỗi người chỉ được dùng 60 centimet giấy, và chỉ được ngồi trong cầu tiêu tối đa 9 phút mà thôi.
Trước khi ông Trump lên nhậm chức, chính quyền Trung cộng đã chi tiền nhiều hơn Hoa Kỳ trong việc phát triển kỹ thuật tình báo nhân tạo dành cho mục đích giữ gìn an ninh, và làm gián điệp.
Theo cơ quan In-Q-Tel, một tổ chức đầu tư phụ thuộc ngành tình báo Hoa Kỳ thì chính phủ Hoa Kỳ chi ra khoảng $1.2 tỉ đô la cho chương trình AI (Tình Báo Nhân Tạo), trong khi đó Trung cộng chi ra tới 150 tỉ đô la trong kế hoạch 5 năm của họ, riêng cho hoạt động Tình Báo Nhân Tạo AI.
Trong ngân sách năm 2018, chính quyền tổng thống Trump đề nghị cắt giảm 15% ngân khoản dành cho nghiên cứu khoa học, tức vào khoảng $11.1 tỉ đô la.
Trong đó có 10% cắt giảm mức chi tiêu dành cho việc nghiên cứu “intelligence system” của tổ chức National Science Foundation.
Tháng 11 vừa qua, ông Eric Schmidt, lúc đó còn làm chủ tịch công ty Alphabet, nói tại hội nghị Articificial Intelligence & Global Security Summit, tổ chức ở Hoa Thịnh Đốn rằng việc cắt giảm ngân khoản dành cho nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ giúp cho Trung cộng đè bẹp Hoa Kỳ về tình báo nhân tạo trong vòng mười năm.
Ông nói: “Vào năm 2020 họ sẽ bắt kịp chúng ta. Vào năm 2025, họ sẽ giỏi hơn chúng ta. Vào năm 2030, họ sẽ chế ngự toàn bộ kỹ nghệ tình báo nhân tạo A.I.”.
Ngoài ra, ông Schmidt còn cho biết thêm rằng việc cấm du khách từ Iran đến Hoa Kỳ sẽ gây trở ngại cho việc phát minh kỹ thuật:
“Iran sản xuất một số khoa học gia về computer giỏi nhất thế giới. Tôi muốn họ được đến Mỹ. Tôi muốn họ làm việc cho Alphabet, Google. Thật là điên mới không cho những người này vào Hoa Kỳ.”.
Nỗ lực phát triển của Trung cộng quá nhanh, đến độ nó làm phát sinh ra một số phản ứng bất lợi cho họ.
Truyền thông Úc phát giác ra là Đảng Cộng Sản Trung Hoa có âm mưu gây ảnh hưởng đến tổ chức chính quyền ở Úc.
Trong tháng Chạp, ông Sam Dastyari, thành viên của Thượng Viện Úc, đã phải từ chức sau khi phát giác ra một số doanh nhân, nhà bảo trợ ông có liên hệ đến những nỗ lực gây ảnh hưởng của Trung cộng.
Điện thoại của ông bị cơ quan tình báo nghe lén. Thủ tướng Úc, ông Malcolm Turnbull ra lệnh cấm nhận tiền bảo trợ chính trị của ngoại quốc, sau khi nhận được báo cáo đáng tiếc về hành vi gây ảnh hưởng của người Hoa.
Hồi tháng 11, tổ chức Cambridge University Press bị các học giả phản đối dữ dội sau khi tổ chức này rút bỏ khoảng hơn 300 tài liệu nghiên cứu lấy từ một Website của Trung cộng.
Trong đó có những bài nghiên cứu hết sức nhậy cảm như vụ bắt giam sinh viên biểu tình trong vụ Thiên An Môn. Họ làm như vậy theo yêu cầu kiểm duyệt của nhà nước Trung cộng.
Về sau, tổ chức Cambridge Press không dám tháo gỡ những bài nghiên cứu này.
Một nhà xuất bản khác, Springer Nature cũng từ chối không nghe lời kiểm duyệt, thể theo lời yêu cầu khách hàng, và tác giả.
Chính quyền ngoại quốc, và các nhóm bảo vệ nhân quyền lên tiếng báo động Bắc Kinh đang theo đuổi mục đích táo bạo, vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia: Họ cho người đi lùng bắt những kẻ chống đối họ, đem về nước bỏ tù.
Hồi tháng Giêng vừa qua, một nhóm người lạ mặt bắt cóc một tỉ phú người Canada gốc Trung Hoa , tên là Xiao Jianhua, tại một khách sạn ở Hong Kong.
Họ ấn ông này ngồi trên xe lăn, che kín đầu ông ta lại. Bây giờ không biết họ đem ông này đi đâu.
Trong nhiều vụ khác, bắt đầu từ năm 2015, nhiều nhà xuất bản sách chỉ trích nhà lãnh đạo Trung cộng bị bắt cóc ở Thái lan, ở Hong Kong đem đi, không theo thủ tục dẫn độ thông thường. (Giống như trường hợp Trịnh Xuân Thanh của Việt Nam)
Tại nhiều quốc gia Á châu, người ta bắt đầu cảnh giác về mưu đồ đế quốc của Trung Cộng. Theo kế hoạch Belt and Road Initiative, Trung cộng cho các nước láng giềng vay tiền rất nhiều.
Nhiều nhà phê bình lo ngại việc này nằm trong âm mưu thực hiện chủ nghĩa đế quốc của Trung cộng.
Khi chính phủ Sri Lanka không thể trả nợ nổi số tiền vay để xây dựng hải cảng, Trung cộng lấy lại quyền sở hữu của phần lớn dự án.
Dân chúng Sri Lanka biểu tình phản đối Trung cộng vi phạm chủ quyền đất nước họ. Trung cộng cũng bị mang tiếng đã dùng những biện pháp trừng phạt kinh tế để răn đe những nước nhỏ lên tiếng chỉ trích giới lãnh đạo Trung Cộng.
Sau khi nhà đối kháng Lưu Hiểu Ba được trao tặng giải Nobel Hòa Bình, Trung cộng không thèm nói chuyện với Na Uy trong suốt 7 năm.
Trong vụ tranh chấp lãnh thổ với Phi Luật Tân, Trung cộng ngưng không nhập cảng chuối của Phi.
Khi tranh chấp với Nam Hàn, Trung cộng hạn chế du lịch sang Nam Hàn khiến cho nhiều cửa hàng phải đóng cửa.
Trong giới chính trị Bắc Kinh, có một số chiến lược gia lo ngại rằng lãnh đạo của họ quá vội vã thay chân Mỹ, trong vai trò lãnh đạo thế giới, e rằng sẽ gặp rủi ro.
Tôi ghé thăm ông Jia Qing Guo, Khoa trưởng Phân Khoa Ngoại Giao của trường Đại Học Bắc Kinh. Ông nói với tôi:
“Hoa Kỳ chưa đánh mất vai trò lãnh đạo thế giới đâu. Các ông chỉ cho bớt đi thôi. Các ông không đem bán nó đi.
Hình như ông Donald Trump suy nghĩ như thế này, nếu Trung quốc muốn đảm nhận vai trò này, thì tại sao không cho họ đi chung với mình.”.
Nhưng khổ một nỗi ở chỗ Hoa Kỳ là một nước quá lớn. Nếu để Trung quốc cùng leo lên xe đò đi chung chuyến xe, e rằng xe đò sẽ bị quá tải, và sụp đổ..
Có lẽ giải pháp hay nhất là để Trung quốc phụ với Hoa Kỳ một tay để lèo lái chiếc xe đò. Tình huống tệ nhất có thể xảy ra là Trung quốc nhảy ra lái xe trong lúc nước này chưa sẵn sàng.
Việc đó tốn kém lắm, và Trung quốc chưa có đủ kinh nghiệm.”.
Giáo sư Jia, có nụ cười gượng gạo, và mái tóc dầy muối tiêu, nói rằng các trường đại học chưa đào tạo ra đủ học giả trong các lãnh vực nước Trung Hoa định đứng ra gánh vác.
“Ngày xưa, thế giới bên ngoài ở quá xa tầm tay của Trung quốc. Ngày nay, nó ở ngay bên cạnh. Nhưng tình thế thay đổi quá mau, chưa có đủ thời giờ để tiêu hóa.”.
Ông Joseph Nye, giáo sư khoa chính trị học ở trườn Harvard, tác giả của cụm từ “soft power”, hay quyền lực mềm, mô tả về việc sử dụng ý kiến, và lôi cuốn người khác, thay vì dùng vũ lực.
Ông nói với tôi rằng Trung cộng đã cải tiến khả năng thuyết phục người khác, đến một tầm mức nào đó.
Ông Nye nói thêm: “Sức mạnh mềm của người Mỹ xuất phát từ một xã hội văn minh, có trình độ dân trí cao, với kinh đô điện ảnh Hollywood, đại học Harvard, và Tổ chức từ thiện Gates.
Trung cộng chưa hiểu được điều này. Họ vẫn chưa mở cánh cửa xã hội Trung Hoa. Tôi nghĩ về lâu dài, tình trạng đó sẽ gây hại cho Trung cộng.”.
Ông Nye tiên đoán tình trạng ông Trump bị mất uy tín sẽ không xóa nổi ưu thế của Mỹ về sức mạnh mềm. Ngoại trừ trong một số điều kiện đặc biệt.
Theo ông Nye có lẽ ông Trump không được coi như bước ngoặt lớn trong lịch sử của nước Mỹ. Chẳng qua ông ta chỉ là một bước thối lui ngắn ngủi, một nhân vật có cá tính lạ kỳ, giống như Joe McCarthy hay George Wallace hồi trước.
Tuy nhiên, ông Nye cũng vội vàng đính chính: “Có thể dự đoán của tôi là sai nếu xảy ra một trong hai trường hợp sau đây: Một là ông ta gây ra một cuộc chiến tranh lớn. Hai là ông đắc cử thêm một nhiệm kỳ, khiến ông ta có thể làm đảo lộn nguyên tắc “check and balance”- kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa ba quyền chính trong xã hội dân chủ của chúng ta.
Tôi không tin hai điều này sẽ xảy ra, nhưng tôi cũng không có đủ tự tin vào sự xét đoán của tôi để bảo đảm với ông.”.
Tại Bạch Cung, các phụ tá cho biết hai phần ba chiến lược cũ vẫn được dùng, nghĩa là Tổng thống tiếp tục duy trì mối giao hảo thân thiện với Tập cận Bình.
Trong lúc đó, một thiểu số viên chức cấp dưới vẫn muốn đưa ra những biện pháp cứng rắn đối với Trung Cộng.
Tính đến cuối năm 2017, bộ Ngoại Giao, Ủy Ban An Ninh Quốc Gia và nhiều cơ quan khác nghiên cứu cách đẩy lui những hoạt động gây ảnh hưởng, chính sách mậu dịch, và những nỗ lực cải tiến kỹ thuật của Trung cộng.
Ông Michael Green, cố vấn cho Tổng thống George W. Bush về Á châu, nói với tôi: “Các vị đó đang xem đây là kế hoạch đối phó trong chiến tranh, và họ đang làm việc với đồng minh, và với Quốc hội Mỹ để thực hiện kế hoạch đó.”.
Trong chiến lược an ninh quốc gia, chính quyền đề nghị rằng nếu muốn ngăn chặn việc ăn cắp bí mật mậu dịch, cần phải hạn chế số visa dành cho người ngoại quốc đến thăm Hoa Kỳ để học về khoa học, kỹ sư, toán, và kỹ thuật; chính phủ đề ra sách lược “free and open Indo-Pacific.”.
Diễn dịch sách lược này có nghĩa là mở rộng hợp tác quân sự với Ấn độ, Nhật bản và Úc châu.
Ông Robert Lighthizer, làm đại biểu Mậu Dịch của Hoa Kỳ đề nghị đặt ra quan thuế biểu, như biện pháp trừng phạt Trung cộng về tội ăn cắp tài sản trí tuệ, và đổ tháo hàng xuất cảng sang Hoa Kỳ.
Viên chức cao cấp phụ trách những vấn đề liên quan đến Trung cộng nói với tôi như sau:
“Chúng tôi không muốn gây ra cuộc chiến tranh mậu dịch. Nhưng Tổng thống tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta phải có biện pháp cứng rắn đối với thái độ ngang ngược của Trung cộng trong ngành kỹ nghệ. Họ ăn cắp công nghệ Hoa Kỳ, và mau chóng cải tiến kỹ thuật của họ.”.
Nếu Bạch Cung chấp thuận thực hiện những việc trên, họ sẽ đụng đầu với mối quan hệ tốt ông Trump dành cho ông Tập.
Trong lúc đó, nhiều chuyên viên về vấn đề Trung cộng cho rằng đường lối của chính phủ còn quá thô sơ, thiếu xót.
Trong 11 tháng làm Tổng thống, chưa có một vị bộ trưởng nào trong nội các của ông Trump đọc một bài diễn văn quan trọng về Trung cộng.
Chức Thứ trưởng ngoại giao đặc trách Đông Á và Thái Bình dương, trước đây do các ông W.Averall Harriman, Richard Holdbrooke, và Christopher Hill đảm nhiệm, vẫn còn bỏ trống, chưa ai nắm giữ.
Giáo sư David Lampton, dạy môn Bang Giao Quốc Tế ở trường John Hopkins nói với tôi: “Tôi nghĩ tình hình hiện nay rối beng, giống như một lũ người say rượu tranh nhau đòi cầm tay lái để lái xe.”.
Trong khoảng hơn một chục buổi phỏng vấn ở Trung Cộng, cũng như ở Hoa Kỳ, tôi không gặp một người nào tiên đoán rằng Trung cộng sắp sửa thay thế Mỹ trong vai trò cường quốc lãnh đạo thế giới.
Ngoài sự kiện Trung cộng còn gặp nhiều trở ngại về kinh tế, hệ thống chính trị của Trung cộng còn nhiều nhược điểm khiến cho những người có sáng kiến về chính trị, hay có đầu óc kinh doanh tiến bộ phải bỏ chạy.
Hệ thống chính trị của Trung cộng đặt ra những cưỡng chế trên quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, đòi kiểm soát internet, và hạn chế xã hội dân sự.
Hệ thống cai trị của họ Tập có thể được giới hành chánh khen ngợi, nhưng người dân thường của nhiều nước trên thế giới đều mỉa mai, chê bai cái chế độ kềm kẹp này.
Bất chấp những điều vinh quang, mầu nhiệm được mô tả là “giải pháp Trung quốc” trong cuốn phim “Wolf Warrior II”, thực tế cho thấy Trung cộng chưa hề đáp ứng lời kêu gọi giải quyết những vấn đề của thế giới, chẳng hạn cuộc khủng hoảng về người tị nạn, cuộc nội chiến ở Syria.
Muốn lãnh đạo thế giới, phải tốn kém nhiều tiền của, và nỗ lực. Nó đòi hỏi nước lãnh đạo phải đóng góp tài vật cho sự no ấm của người khác, phải gửi binh lính trẻ đến nơi xảy ra rắc rối, và có thể phải bỏ mình ở đây.
Hồi năm 2015, khi ông Tập cận Bình hứa xóa nợ hàng tỉ đô la, và gửi thêm viện trợ nhân đạo cho một số nước Phi châu, một số người ở Trung cộng đã lầm bầm chửi rủa.
Họ nói rằng Trung cộng chưa đủ giầu có, dư giả để làm chuyện đó.
Ông Daniel Russel kết luận: “Trung cộng không tìm cách thay thế Mỹ trong vai trò Chủ tịch của Hành Tinh Trái Đất. Họ không có ý định ganh đua với Hoa Kỳ trong vai trò một nước cung cấp hàng hóa cho toàn cầu, hay trong vai trò trung gian điều giải, để chọc giận những nguyên tắc phổ cập, và những qui luật chung.”.
Hơn thế nữa, thế giới ngày nay đang tiến dần đến thời đại không còn nước nào hiển nhiên, rõ ràng là nước lãnh đạo.
Ông Richard Haas, chủ tịch Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế gọi đó là “thời đại không một nước nào đóng vai trò cột trụ.”- age of nonpolarity- Ông mô tả thời đại đó là giai đoạn những cường quốc như Trung cộng, Hoa Kỳ và Nga vui lòng chấp nhận những tổ chức không thuộc về riêng của một nước nào, từ tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới đến Facebook, từ ExxonMobil đến Boko Haram.
Lẽ đương nhiên người Mỹ sẽ cảm thấy đau xót, tiếc nuối vai trò lãnh đạo cũ của mình. Nhưng theo ông Shivshankar Menon, cựu ngoại trưởng Ân độ thì Hoa Kỳ vẫn duy trì được lòng tin, và vai trò lãnh đạo của thế giới.
Ông Menon đưa ra dẫn chứng như sau: “Hoa Kỳ là cường quốc duy nhất mà tôi biết có khả năng thay đổi tình thế của mình qua hình thức tự vấn xét lại, tự kiểm điểm.
Trong vòng hai năm sau khi gửi quân sang đánh Iraq, chính người Mỹ tự đặt câu hỏi phải chăng mình đang làm điều này đúng hay sai?’.
Chính ông Menon đã chứng kiến sự phục hồi của nước Mỹ. Ông nói: “Trong đời tôi, tôi đã chứng kiến cả thảy ba lần xảy ra như vậy rồi. Tôi đến Hoa Kỳ từ năm 1968, sống ở bên miền Tây. Tôi đã chứng kiến những gì Hoa Kỳ làm được hồi thập niên 1980’s, họ tự sửa sai lấy. Những gì họ làm được hồi năm 2008 thật là kỳ diệu.
Đối với tôi, những xáo trộn, thay đổi, phục hồi sẽ đến rồi lại đi. Hoa Kỳ dư sức chịu đựng.”.
Ông Menon tiếp tục giải thích thêm: “Tôi nghĩ chúng ta quanh trở lại khuôn mẫu có sẵn trong lịch sử thuở xưa, một vũ trụ gồm nhiều khối, thay vì một khối duy nhất, chỉ là trường hợp ngoại lệ.
Nếu bạn nhớ lại một khái niệm ở Âu châu hồi thế kỷ thứ 19, người ta sống trong những thế giới khác nhau, và có những phản ứng hỗ tương được kiềm chế.
Trung cộng sẽ không đời nào đứng ra nhận lãnh trách nhiệm về mọi thứ đang xảy ra ở Trung Đông, hay Nam Mỹ.”.
Ông Menon còn nói thêm rằng nhìn theo chiếu hướng hạn hẹp, chúng ta đã sống trong thái độ như vậy rồi. “Kỹ thuật giúp sự việc xảy ra dễ dàng, bởi vì iTune bán cùng một loại âm nhạc ở khắp mọi nơi. Nó không cho bạn thấy điều gì mới.
Khi bạn đến Bắc Kinh, bạn vẫn nghe nhạc của bạn, và thực ra bạn vẫn ở bên trong bong bóng riêng của bạn. Như vậy, điều đó chẳng qua chỉ là kết cấu, là tình trạng hy hữu của lịch sử. Làm sao bạn có thể nói bạn đang bị “toàn cầu hóa”. Và điều đó nghĩa là gì?”
Vào một buổi xế chiều của tháng 11, tôi đi tìm gặp một vị giáo sư ở Bắc Kinh từng nghiên cứu về Hoa Kỳ trong nhiều năm.
Tình hình chinh trị rối rắm ở Mỹ khiến ông phải vất vả đi tìm nguyên nhân. Mời tôi uống một tách trà, vị giao sư già nói với tôi: “Tôi đánh vật rất nhiều với vấn đề này. Tôi rất yêu đất nước Hoa Kỳ. Tôi vẫn thường nghĩ rằng chủ nghĩa đa văn hóa của Hoa Kỳ có thể đem áp dụng được ở đây. Nhưng không áp dụng được ở đây. Và sẽ không thể nào đem áp dụng ở đây trong tương lai.”.
Theo quan niệm của ông, mối ràng buộc nguyên thủy của người Mỹ tự nó phân tán, tiêu hủy đi mất.
“Trong quá khứ, bạn giữ nó kết tụ lại với nhau vì có chung một giá trị tinh thần, bạn gọi nó là lòng yêu chuông tự do.”.
Thay thế vào đó là thứ chính trị hoài nghi, được ăn cả ngã về không, để rồi lại phải trở về tình trạng đổ máu và nước mắt trên mảnh đất mình sống.
Nơi đó, đặc quyền, đặc lợi đặt lên trên sức sáng tạo, và nguồn cảm hứng.
Theo dòng suy nghĩ đó, ông quan sát thấy rằng điều đáng ngạc nhiên nhất trong quan hệ giao dịch giữa Trung cộng và Hoa Kỳ là sự giống nhau trong mục đích theo đuổi của hai nước.
Ở hai nước này, nhiều người tức giận trước sự cách biệt về tài sản, về cơ hội thành công, thăng tiến, khiến họ bám chặt vào những nhà lãnh đạo mang nặng tinh thần quốc gia, hoài niệm quá khứ, khuyến khích họ nghĩ đến những đe dọa từ thế giới bên ngoài.
Ông kết luận: “Cả ba nước Trung cộng, Nga và Hoa Kỳ cùng đi theo một hướng giống nhau. Họ tìm cách làm cho quốc gia của mình vĩ đại trở lại.”
Bài tường thuật của Evan Osnos trên THE NEW YORKER ngày 8/1/2018
Tin mới
- Nga tố cáo Ukraina chuẩn bị chiến tranh - 19/01/2018 18:59
- Châu Âu chuẩn bị gia tăng trừng phạt các lãnh đạo Venezuela - 19/01/2018 18:52
- Tổng thống Ai Cập cách chức lãnh đạo cơ quan tình báo - 19/01/2018 18:29
- Mỹ : TT Trump sẵn sàng chịu thẩm vấn của công tố viên đặc biệt Mueller - 19/01/2018 18:06
- Syria đe dọa bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara can thiệp - 19/01/2018 18:00
- Lá bài Lực lượng Biên phòng Kurdistan của Mỹ tại Syria - 19/01/2018 17:44
- Ý phá vỡ một mạng lưới tội phạm Trung Quốc - 19/01/2018 17:33
- Hoa Kỳ : Bố mẹ không nhận tội hành hạ 13 người con - 19/01/2018 17:26
- Quan hệ Mỹ-Trung sẽ còn trồi sụt theo tính khí của TT Trump - 19/01/2018 17:19
- Olympic : Đa số dân Hàn Quốc chống "diễu hành chung" với Bắc Triều Tiên - 19/01/2018 17:03
Các tin khác
- Mỹ đưa thêm oanh tạc cơ B-52 chở bom nguyên tử đến Guam - 19/01/2018 04:42
- Ý phá đường dây băng đảng Trung Quốc xâm nhập ngành vận chuyển - 19/01/2018 04:35
- Quan hệ Mỹ và Nga: « Nhọc nhằn » hòa giải - 19/01/2018 04:27
- Philippines sửa đổi Hiến Pháp để Duterte tiếp tục nắm quyền ? - 19/01/2018 00:28
- Hun Sen bổ nhiệm con rể làm phó giám đốc cảnh sát Cam Bốt - 19/01/2018 00:13
- Hàn Quốc: Thỏa thuận với Bình Nhưỡng về Thế Vận Hội gây tranh luận - 19/01/2018 00:02
- Đội tuyển Liên Triều tại Olympic Pyeongchang : Ý kiến trái chiều - 18/01/2018 23:45
- Thượng đỉnh Pháp-Anh chú trọng an ninh quốc phòng - 18/01/2018 21:56
- Châu Âu tố cáo Nga tổ chức « tuyên truyền bóp méo thông tin » - 18/01/2018 21:50
- Nghi án Nga : Steve Bannon tránh được thẩm vấn của bồi thẩm đoàn - 18/01/2018 21:25