Nam Á: Ấn Độ tìm cách đối phó với tiền của Trung Quốc
- Chúa Nhật, 08 tháng Mười năm 2017 00:26
- Tác Giả: Thu Hằng
Đồng nhân dân tệ (yuan) Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
REUTERS/Thomas White
Ấn Độ tìm cách bảo vệ phạm vi ảnh hưởng lâu năm tại Nam Á, khu vực đang được Trung Quốc đầu tư hàng triệu đô la.
Nhiều chuyên gia tham dự hội nghị Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại New Delhi, diễn ra từ ngày 04-06/10/2017, cho rằng Ấn Độ phải phát huy thế mạnh riêng thay vì đối chọi với tiền của Trung Quốc.
Trả lời kênh CNBC ngày 06/10, thượng nghị sĩ Ấn Độ Shashi Tharoor nhận định : « Trung Quốc có thừa vốn để đầu tư, chúng tôi thì không thể, nhưng chúng tôi có thể tự lực trong những lĩnh vực có giá trị khác nhau.
Đây là điều luôn được đánh giá cao và theo đuổi ».
Có nghĩa là để tránh bị Trung Quốc lấn lướt trên sân nhà, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nên tiếp tục xuất khẩu công nghệ giá rẻ và cung cấp các khoản tín dụng phát triển ưu đãi.
Vì từ lâu Ấn Độ đã nổi lên là quốc gia hàng đầu về công nghệ chi phí thấp ở Nam Á và Đông Nam Á.
Ngoài dược phẩm giá phải chăng rất được quan tâm, Ấn Độ cũng đang dẫn đầu trong ngành năng lượng mặt trời.
Biên tập viên đối ngoại Suhasini Haidar của tờ The Hindu khẳng định New Delhi « sẽ gây thất vọng nếu quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc trên mặt trận đầu tư », thay vào đó, nên phát huy lợi thế vì Ấn Độ cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự với các nước trong vùng, như đói nghèo và thời tiết khắc nghiệt.
Còn theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Leela Ponappa, New Delhi còn có thể hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của các nước Nam Á với những khoản vay bằng đồng rupi Ấn để giảm các vấn đề liên quan đến tỉ giá hối đoái và phá giá đồng tiền.
CNBC nhắc lại, để theo đuổi tham vọng dự án « Một Vành Đai, Một Con Đường », Bắc Kinh đã đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng khác nhau ngay trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ, như cảng Hambantota tại Sri Lanka, Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc-Pakistan.
Điều này đã khiến New Delhi tức giận và từ chối tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc.
Ngoài ra, còn phải kể thêm sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc châu Á cả về tăng trưởng kinh tế lẫn tranh chấp biên giới trên cao nguyên Doklam từ tháng 09/2017.
Tin mới
- Nga : Putin bị phản đối rầm rộ ngay tại quê hương Saint-Petersbourg - 08/10/2017 21:58
- Liên Hiệp Quốc : Trại tị nạn lớn nhất thế giới tại Bangladesh quá nguy hiểm - 08/10/2017 21:51
- Khủng hoảng Ukraina : Mỹ - Nga bí mật gặp nhau ở Serbia - 08/10/2017 21:42
- Obamacare : Donald Trump cầu cứu đảng Dân Chủ - 08/10/2017 21:34
- Syria : Thổ Nhĩ Kỳ tập trung quân ở biên giới - 08/10/2017 21:15
- Vòng loại World Cup 2018 : Pháp thắng Bulgari 1-0 - 08/10/2017 19:48
- Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018: Achentina bên bờ vực bị loại! - 08/10/2017 19:43
- Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 3 người đàn ông âm mưu tấn công New York - 08/10/2017 17:10
- Bình Nhưỡng tố cáo Mỹ âm mưu ám sát Kim Jong Un - 08/10/2017 00:46
- Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ sắp đến Pakistan để gây sức ép - 08/10/2017 00:34
Các tin khác
- Nga: Đối lập biểu tình phản đối đúng ngày sinh nhật tổng thống Putin - 07/10/2017 23:51
- Bão Nate di chuyển về Mỹ, New Orleans và Louisiana chuẩn bị sơ tán - 07/10/2017 22:47
- LHQ đưa Ả Rập Xê Út và liên quân vào danh sách đen - 07/10/2017 22:31
- Miến Điện: Phiến quân Rohingya chấp nhận mọi cử chỉ xoa dịu của chính phủ - 07/10/2017 22:20
- Thiệt mạng vì làm việc 159 giờ phụ trội trong một tháng - 07/10/2017 00:57
- Little Saigon: Một phụ nữ Việt và 4 người khác bị cảnh sát Irvine bắt vì ăn trộm - 07/10/2017 00:51
- Quan Thuế Mỹ sẽ chặn hàng nhập cảng do công nhân Bắc Hàn sản xuất - 07/10/2017 00:39
- Bình Nhưỡng tái khởi động các nhà máy khu công nghiệp liên Triều - 07/10/2017 00:17
- Quan hệ Nga-Ả Rập Xê Út nồng ấm hơn nhờ các hợp đồng thương mại - 07/10/2017 00:03
- Hoa Kỳ: NRA thực sự muốn gì sau vụ thảm sát Las Vegas? - 06/10/2017 23:55