Canada-Châu Âu-Trung Quốc thúc đẩy thỏa thuận khí hậu
- Thứ Bảy, 16 tháng Chín năm 2017 17:51
- Tác Giả: Trọng Thành
Biến đối khí hậu khiến tình trạng khô hạn gia tăng. Ảnh chụp ngày 24/08/2017 cho thấy nước trong hồ Barrios de Luna, bắc Tây Ban Nha, cạn kiệt.
REUTERS / Eloy Alonso
Hôm nay, 16/09/2017, tại Montreal, Canada, khai mạc một hội nghị đặc biệt nhằm thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận về khí hậu Paris 2015, đang gặp nhiều thách thức. Việc chọn Montreal, bang Quebec, làm địa điểm tổ chức mang ý nghĩa biểu tượng mạnh.
Thông tín viên Marie Josselin tường trình từ Montreal:
« Hội nghị Montreal được quyết định cách đây ít tháng, giữa Canada, Trung Quốc và các nước Liên Hiệp Châu Âu.
Đây là một cách phản ứng tại Bắc Mỹ về tình trạng thiếu lãnh đạo, trong bối cảnh tổng thống Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris.
Chính tại Montreal, cách đây đúng 30 năm, nghị định thư Montreal đã được ký kết. Đây là thỏa thuận quốc tế lớn đầu tiên về môi trường. Thỏa thuận này có mục tiêu cấm các chất lảm thủng tầng ozon trong khí quyển.
Ba mươi năm trôi qua, biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề thời sự, nhưng lần này với sự tham gia của nhiều nước hơn trước.
Cụ thể là ngoài các quốc gia tổ chức, còn có Nga, Ấn Độ, Mêhicô, Brazil, những nước rất dễ tổn thương do biến đổi khí hậu như Maldives, những nước nghèo như Ethiopia.
Liên Hiệp Châu Âu muốn đi tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với hy vọng thực thi toàn bộ và nhanh chóng Thỏa thuận Paris COP 21.
Hội nghị này được coi là một cơ hội để tiến nhanh hơn.
Cần nhấn mạnh là hội nghị Montreal diễn ra ngay trước một cuộc họp vào thứ Hai tới, do Hoa Kỳ tổ chức, được quyết định vào phút chót.
Nhà Trắng mời các bộ trưởng Môi Trường của hơn 10 nền kinh tế lớn nhất đến Washington trao đổi về vấn đề khí hậu.
Bộ trưởng Môi trưởng Canada Cathrine McKenna vẫn tin tưởng là có thể thuyết phục được chính quyền Mỹ từ bỏ quyết định rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris ».
Trước thềm hội nghị Montreal, nhiều cường quốc đã có một số quyết định đột phá trong nỗ lực chuyển đổi sang kinh tế không sử dụng năng lượng hóa thạch.
Sau Pháp và Anh, đến lượt Trung Quốc tuyên bố sẽ cấm xe hơi với động cơ xăng dầu, cuối tuần trước.
Trong tuyên bố hôm thứ Năm 14/09, tại Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Juncker khẳng định Ủy Ban sẽ nhanh chóng công bố phương án giảm khí thải cacbon trong lĩnh vực giao thông.
Bộ trưởng môi trường Canada – quốc gia đứng hàng thứ sáu về sản xuất dầu mỏ - khẳng định sẽ nghiêm chỉnh thực thi cam kết COP 21, đầu tư mạnh mẽ cho các công nghệ năng lượng tái tạo.
Theo bộ trưởng McKenna, các quốc gia cần « khẩn trương » phê chuẩn điều khoản sửa đổi nghị định thư Montreal, được thông qua hồi năm ngoái.
Mục tiêu của điều khoản sửa đổi này là nhằm nhanh chóng loại trừ khí HFC – được sử dụng nhiều trong máy điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh -, thủ phạm phá vỡ tầng ozon.
HFC mạnh hơn đến 14.000 lần so với khí CO2 - cũng là một thủ phạm chính khiến Trái đất nóng lên nhanh chóng.
Theo bộ trưởng Canada, nếu thực hiện đúng nghị định thư Montreal, nhiệt độ thế giới sẽ giảm được 0,5°C trước cuối thế kỷ.
Tin mới
- Mỹ để ngỏ khả năng đóng cửa sứ quán tại Cuba - 18/09/2017 21:49
- Iran dọa đóng cửa biên giới vùng Kurdistan tại Irak - 18/09/2017 18:22
- Tổng thống Mỹ chủ trì thảo luận cải tổ Liên Hiệp Quốc - 18/09/2017 18:15
- Không lực Mỹ phô trương sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên - 18/09/2017 16:39
- Nga oanh kích một đơn vị đồng minh của Mỹ tại Syria - 17/09/2017 20:51
- Thỏa thuận khí hậu Paris : Mỹ duy trì áp lực - 17/09/2017 20:25
- Nhạc bolero lời Việt : Cũng là trăm năm - 17/09/2017 20:16
- Quân đội Philippines chiếm bộ chỉ huy thánh chiến ở Marawi - 17/09/2017 19:43
- Rohingya : Quân đội Miến Điện kêu gọi « đoàn kết » chống áp lực quốc tế - 17/09/2017 19:33
- Khủng bố tại Luân Đôn : Anh nâng mức báo động tối đa - 17/09/2017 01:45
Các tin khác
- Bắc Kinh phản đối Nhật đầu tư vào Đông Bắc Ấn Độ - 16/09/2017 14:29
- Bangladesh tố cáo Miến Điện xâm phạm không phận - 16/09/2017 14:23
- Kim Jong Un tuyên bố sắp nắm trong tay vũ khí nguyên tử - 16/09/2017 14:18
- Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam – Châu Âu "tùy thuộc vào nhân quyền" - 16/09/2017 14:10
- Campuchia: nước xuất cảng gạo sạch, chất lượng cao hàng đầu thế giới. - 16/09/2017 00:04
- Ấn-Nhật gia tăng hợp tác an ninh - quốc phòng - 15/09/2017 18:36
- Cam Bốt ngưng tìm kiếm thi hài lính Mỹ - 15/09/2017 18:04
- Ân Xá Quốc Tế cáo buộc quân đội Miến Điện sát hại người Rohingya - 15/09/2017 17:58
- Bắc Kinh cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, dù không muốn chế độ này sụp đổ - 15/09/2017 16:25
- Quốc tế lên án Bắc Triều Tiên về vụ thử tên lửa - 15/09/2017 16:12