Biển Đông : Trung Quốc gần hoàn tất ba tiền đồn quân sự tại Trường Sa
- Thứ Sáu, 30 tháng Sáu năm 2017 16:20
- Tác Giả: Trọng Thành
Hạ tầng cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đá Chữ Thập. Ảnh vệ tinh 16/06/2017.
Reuters/CSIS/AMTI DigitalGlobe
Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng cơ sở quân sự trên ba đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẵn sàng cho việc triển khai tên lửa.
Trên đây là thông tin do Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI), có trụ sở tại Washington, cung cấp hôm qua, 29/06/2017.
Theo AMTI, phân tích các ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã xây tổng cộng 12 điểm đặt bệ phóng tên lửa với mái che, tại đá Chữ Thập (Fiery Cross), tức nhiều hơn bốn điểm so với hồi tháng 2/2017.
Trên đá Chữ Thập và hai đảo nhân tạo khác, đá Subi, đá Vành Khăn (Mischief), Trung Quốc cũng mới mở rộng hệ thống ra-đa và mạng lưới thông tin liên lạc.
Trên mỗi đảo nhân tạo nói trên, Trung Quốc đã cho xây dựng thêm bốn công trình ngầm trong lòng đất “quy mô rất lớn” để sẵn sàng tiếp nhận đạn dược, các thiết bị quân sự và nhu yếu phẩm.
AMTI theo dõi sát việc bồi đắp và xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông từ gần hai năm nay.
Theo Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu, với các cơ sở hàng hải, hàng không, ra-đa, hệ thống phòng ngự hiện có, Bắc Kinh hoàn toàn có đủ khả năng triển khai các phương tiện chiến tranh tại quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào, kể cả các phi cơ chiến đấu và bệ phóng tên lửa di động.
AMTI nhấn mạnh, với bốn tiền đồn bao gồm nhóm ba đảo ở Trường Sa thường được gọi là “Big 3” và đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa, các máy bay quân sự của Trung Quốc có thể tác chiến trên gần như toàn bộ Biển Đông.
Chỉ riêng tại nhóm đảo "Big 3", Bắc Kinh có thể triển khai tổng cộng 72 phi cơ chiến đấu.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, với đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, bất chấp sự phản đối của các quốc gia láng giềng.
Tháng 7/2016, một tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách này. Cộng đồng quốc tế lo ngại đà quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông, đe dọa hòa bình và an toàn hàng hải, hàng không khu vực. Hoa Kỳ thường xuyên phản đối nỗ lực quân sự hóa của Trung Quốc.
Tin mới
- Người Hàn Quốc mê mẩn bánh mì và bánh ngọt Pháp - 01/07/2017 14:41
- Ladurée, sức quyến rũ của bánh macaron Pháp - 30/06/2017 22:58
- Hồng Kông, một nền tư pháp dưới áp lực Bắc Kinh - 30/06/2017 22:05
- Trung Quốc : Lưu Hiểu Ba muốn ra nước ngoài điều trị ung thư - 30/06/2017 18:14
- Tổng thống Philippines : Một năm sóng gió nhưng vẫn trên đỉnh cao - 30/06/2017 18:08
- Bắc Triều Tiên và thương mại, tâm điểm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Hàn - 30/06/2017 17:44
- Hoa Kỳ thông báo bán 1,4 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan - 30/06/2017 17:08
- Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger ‘‘Mẹ Nấm’’ - 30/06/2017 17:00
- Biển Đông : Nga-Việt Nam kêu gọi nhanh chóng thông qua Bộ Quy Tắc Ứng Xử - 30/06/2017 16:46
- Quân đội Trung Quốc diễu binh tại Hồng Kông đón chào Tập Cận Bình - 30/06/2017 16:35
Các tin khác
- Hồng Y Georges Pell bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em - 29/06/2017 22:58
- Hoa Kỳ : Sắc lệnh nhập cư của Trump có hiệu lực - 29/06/2017 22:42
- Liên Hiệp Quốc giảm ngân sách hoạt động duy trì hòa bình trên thế giới - 29/06/2017 22:35
- Pháp kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba - 29/06/2017 22:10
- Căng thẳng Việt-Trung do Bắc Kinh ngang ngược về dầu khí Biển Đông - 29/06/2017 22:02
- Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ, hội đàm với tổng thống Donald Trump - 29/06/2017 21:45
- Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng tập trận chống khủng bố với Philippines - 29/06/2017 14:05
- Úc - Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất - 29/06/2017 13:57
- Nước biển dâng cao : Băng đảo Groenland chịu trách nhiệm tới 25% - 28/06/2017 23:24
- Tổng thống Macron mời nguyên thủ Mỹ dự lễ Quốc khánh Pháp - 28/06/2017 19:23