Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bầu cử Quốc Hội Pháp : Làn sóng Macron tiếp tục

france-election-Macron

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên đường đi bỏ phiếu vòng 1 bầu cử Quốc Hội tại Le Touquet, miền bắc Pháp, ngày 11/06/2017.
REUTERS/Philippe Wojazer

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm nay 16/05/2017 kêu gọi cử tri đi bầu đông đảo để tránh tỉ lệ vắng mặt cao vào Chủ nhật tới.

Vòng hai cuộc bầu cử Quốc Hội được dự báo là đảng của tân tổng thống Emmanuel Macron sẽ thắng lớn, nhưng số cử tri không đi bầu cũng lên đến mức kỷ lục.

 Theo các cuộc thăm dò mới nhất, đảng Cộng Hòa Tiến Bước (REM) của tổng thống Macron và đảng liên minh cánh trung MODEM sẽ giành được từ 440 đến 470 trong tổng số 577 ghế của Quốc Hội, tức là chiếm đa số đến 4/5.

Trong vòng một ngày 11/6, đảng REM mới thành lập cách đây một năm đã bỏ xa các đảng truyền thống với 32,3% số phiếu, đứng trên cánh hữu (21,5%), cực hữu (13,2%), cực tả (13,7%) và đảng Xã Hội cánh tả (9,5%).

Thủ tướng Pháp mong muốn người dân vào Chủ nhật tới khẳng định « ý muốn thay đổi » như đã từng ồ ạt dồn phiếu cho ông Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử tổng thống, và trong vòng một bầu Quốc Hội mới đây.

Tuy nhiên thắng lợi hôm 11/6 đã bị giảm bớt phần vẻ vang, với tỉ lệ vắng mặt kỷ lục là 51,3%, và dự báo trong vòng hai số cử tri đi bầu sẽ còn ít hơn.

Người đứng đầu đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR), ông François Baroin lo ngại « một đa số tuyệt đối có nguy cơ đè bẹp các cuộc tranh luận », và nhấn mạnh, đa số các ứng cử viên do REM đưa ra là những người chưa hề tham gia chính trường, được bầu lên chỉ nhờ có tên ông Emmanuel Macron bên cạnh.
Ông Jean-Luc Mélenchon, chủ tịch đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (FI) cảnh báo nguy cơ trong Quốc Hội mới « số dân biểu đối lập còn ít hơn ở Nga ».

Nhiều ứng cử viên thuộc các đảng khác nhau tuần này cũng phàn nàn là các đối thủ REM từ chối tranh luận với họ, cho rằng do chỉ thị của ban lãnh đạo.
Trong vòng một, nhiều chính khách tên tuổi đã bị loại hoặc yếu thế hơn trước các ứng cử viên thuộc đảng của tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Pháp.

Trên đường đua hiện chỉ còn lại bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia (FN), ông Jean-Luc Mélenchon, và cựu thủ tướng đảng Xã Hội (PS) Manuel Valls.

Đối lập sẽ còn những ai ? Phe hữu bị yếu đi và chia rẽ vì Macron bổ nhiệm thủ tướng thuộc cánh này, dự đoán sẽ giành được 60 đến 80 ghế, đảng Xã Hội và các đồng minh 22 đến 35 ghế, cực tả và cộng sản 14 đến 25 ghế. Đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia chỉ được 1 tới 6 ghế, thấp hơn rất nhiều so với hy vọng trở thành lực lượng đối lập hàng đầu, sau kết quả kỷ lục trong cuộc bầu cử tổng thống.

Switch mode views: