Châu Âu muốn cùng Trung Quốc đi đầu trong lĩnh vực khí hậu
- Thứ Sáu, 02 tháng Sáu năm 2017 16:32
- Tác Giả: RFI
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên cạnh chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (P) và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (T) tại hội nghị thượng đỉnh song phương Trung Quốc-Liên Hiệp Châu Âu ở Bruxelles, Bỉ, ngày 1/06/2017.
REUTERS/Virginia Mayo/Pool
Hồ sơ khí hậu với việc tổng thống Donald Trump quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận COP 21 Paris là một trong những chủ đề chính tại thượng đỉnh châu Âu-Trung Quốc, khai mạc hôm nay, 02/06/2017 tại Bruxelles.
Phát biểu khai mạc hội nghị, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, được AFP trích dẫn, đã khẳng định là không có chuyện thay đổi thụt lùi các cam kết trong thỏa thuận Paris, về tiến trình chuyển đổi sử dụng năng lượng.
Về phần mình, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Bắc Kinh luôn luôn « bảo vệ các quy định đa phương ».
Không chỉ các quốc gia mà ngay cả các định chế châu Âu cũng chỉ trích gay gắt quyết định của tổng thống Mỹ.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet gửi về bài tường trình :
« Tổng thống Mỹ đã làm dấy lên sự đồng thuận bên trong các định chế châu Âu, và đã giúp cho cánh tả, cánh hữu và phe môi sinh đạt đồng thuận trong việc chỉ trích ông.
Ví dụ, phe bảo thủ thuộc Đảng Nhân Dân Châu Âu cho rằng quyết định của tổng thống Donald Trump là vô trách nhiệm và sẽ ảnh hưởng lâu dài đến uy tín quốc tế của Hoa Kỳ.
Về phần mình, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker coi quyết định này là một sai lầm nghiêm trọng.
Phe môi sinh dự tính đến việc đưa ra các trừng phạt về các-bon trong việc nhập khẩu sản phẩm Mỹ vào châu Âu, bởi vì Donald Trump bắt đầu tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại bằng cách muốn tận dụng các lợi thế trước mắt để tiếp tục sử dụng thoải mái các nhiên liệu hóa thạch.
Trong mọi trường hợp, tất cả các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đều bày tỏ tham vọng tiếp tục áp dụng đầy đủ thỏa thuận quốc tế về khí hậu.
Liên Hiệp Châu Âu muốn đi tiên phong và chuẩn bị cùng với Trung Quốc nhân hội nghị thượng đỉnh song phương đang diễn ra, tiến hành một chiến dịch vận động trong lĩnh vực khí hậu.
Hai bên có thể ra tuyên bố chung kêu gọi đẩy nhanh việc áp dụng thỏa thuận khí hậu Paris ».
Tin mới
- Philippines : Vẫn chưa biết danh tính thủ phạm vụ tấn công casino - 03/06/2017 13:50
- Khí hậu: Trung Quốc cam kết chuyển đổi mô hình kinh tế “xanh” - 03/06/2017 13:44
- Shangri-la: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông - 03/06/2017 13:31
- Trung Quốc thế vai trò lãnh đạo sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp Ước Paris - 03/06/2017 02:17
- TNS McCain thăm cảng Cam Ranh, gặp các nhà tranh đấu - 02/06/2017 21:29
- Món quà Thủ tướng Phúc tặng ông Trump gây 'bão' mạng - 02/06/2017 18:47
- Tổng thống Pháp Macron lên tuyến đầu chống biến đổi khí hậu - 02/06/2017 17:20
- Pháp: Bộ trưởng Tư Pháp công bố dự án cải cách “chưa từng có” - 02/06/2017 17:14
- Đối Thoại An Ninh Shangri-La: Đối tác châu Á chờ Mỹ làm rõ chính sách - 02/06/2017 16:47
- Trung Quốc: Doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn bị phân biệt đối xử - 02/06/2017 16:39
Các tin khác
- Philippines: Một sòng bạc tại Manila bị phóng hỏa, 36 người chết - 02/06/2017 15:59
- Khách Trung Quốc lại ‘đại náo’ phi trường Cam Ranh - 02/06/2017 01:00
- Putin: Tấn công điện toán có thể do ‘người Nga yêu nước’ tự ý thực hiện - 01/06/2017 21:57
- TT Trump quyết định: ‘Mỹ rút khỏi hiệp ước bảo vệ môi trường’ - 01/06/2017 21:51
- Putin bãi bỏ hầu hết biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ - 01/06/2017 21:34
- Putin tiếp Modi nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Nga-Ấn Độ - 01/06/2017 21:27
- Khí hậu: Thế giới hồi hộp chờ quyết định của Trump - 01/06/2017 21:19
- Pháp mở điều tra sơ bộ nhắm vào một bộ trưởng của Macron - 01/06/2017 20:58
- Thượng đỉnh châu Âu - Trung Quốc bảo vệ hiệp định khí hậu Paris - 01/06/2017 20:34
- Chuyên gia Mỹ: Trump không nên chỉ rập khuôn theo Obama về Biển Đông - 01/06/2017 20:10