Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Kuril, thách thức lớn quan hệ Nga – Nhật

japan-russia -quan he

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chờ đón tổng thống NGa Vladimir Putin tại Nagato, Yamaguchi, Nhật Bản ngày 15/12/2016
REUTERS/ Kazuhiro Nogi

Hôm nay, 15/12/2016, lần đầu tiên Shinzo Abe tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Nagato, miền nam Nhật Bản, trước khi bước vào các cuộc đàm phán ký kết chính thức ngày mai tại Tokyo.

Mục tiêu lớn của cả hai bên là giải tỏa các tranh chấp lãnh thổ, xây dựng một quan hệ đối tác kinh tế và chiến lược.

Tiếp ông Putin tại quê nhà, nơi nổi tiếng có các suối nước nóng, chắc hẳn ông Abe muốn hy vọng quan hệ Nga Nhật sẽ nồng ấm và gần gũi thân tình hơn.

Cuộc gặp thượng đỉnh đã được hai nước dự trù từ năm 2013, nhưng sau đó đã bị hủy vì sự kiện Nga sáp nhập Crimée hồi tháng 3/2014.
Ông Putin và Abe đã khá quen biết nhau, họ đã có dịp gặp nhau tới mươi mười lăm lần kể từ khi ông Abe lên nắm quyền cách đây 4 năm.

Tuy nhiên từ 11 năm qua, chưa có một lãnh đạo Nga nào tới thăm Nhật Bản.
Chỉ từ đầu năm nay, hai bên liên tục có các cuộc gặp song phương giữa các nhóm công tác chuẩn bị cho chuyến đi quan trọng còn hơn cả một chuyến viếng thăm cấp Nhà nước này.

Các hồ sơ nào sẽ được đem ra thảo luận trong chuyến thăm này ?

Nói ngắn gọn là quan hệ kinh tế và quan hệ chiến lược, nhưng chương trình nội dung thảo luận lần này của lãnh đạo hai nước rất dày.

Lần đầu tiên hai láng giềng lớn ở Đông Bắc Á sẽ ký khoảng ba chục thỏa thuận đối tác làm ăn.
Nhật Bản sẽ cung cấp cho Nga những kinh nghiệm trong các lĩnh vực y tế, sức khỏe, các công nghệ môi trường để giúp Nga phát triển công nghiệp hóa vùng Viễn Đông.
Dự trù các hợp đồng này có giá trị lên tới 15 tỷ đô la.

Về phần mình, Nga có thể cung cấp cho Nhật các dịch vụ trong lĩnh vực tháo gỡ các nhà máy điện hạt nhân, trong an ninh mạng hay trong các ngành năng lượng chủ chốt.
Hai bên có thể sẽ nối lại các cuộc đàm phán về việc mở tuyến đường sắt xuyên Siberi.

Từ năm 2000, ông Putin đã có quyết tâm thực hiện dự án đường sắt khổng lồ kéo dài đến tận Hokaido, đối diện với quần đảo Kuril, vùng lãnh thổ mà hai nước tranh chấp nhau từ lâu và đến giờ lãnh đạo Nga – Nhật cũng muốn giải quyết dứt điểm.

Đâu là những bất đồng xung quanh quần đảo Kuril ?

Tranh chấp quần đảo Kuril là một tồn đọng của lịch sử.
Từ năm 1945, Matxcơva và Tokyo tranh chấp nhau 4 hòn đảo trong quần đảo nằm giữa vùng bán đảo Kamtchatka của Nga và hoàn đảo lớn của Nhật Hokkaido. Sống trong vùng quần đảo Kuril chỉ có khoảng 17 nghìn dân.

Với Nga, phần phía nam quần đảo Kuril là của họ đã bị quân đội Thiên Hoàng chiếm từ năm 1855.
Sau cuộc chính phục đó và cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, Tokyo đã mở rộng phần chiếm đóng của mình ra tận một nửa đảo Sakhalin.

Theo quan điểm của Matxcơva, quần đảo Kuril đã được Hồng quân Liên Xô « giải phóng » ngày 18/08/1945, tức là ba ngày sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh.
Còn theo Nhật Bản, quần đảo Kuril đã bị sáp nhập bất hợp pháp vào Nga năm 1945.

Năm 1956, Tokyo và Matxcơva, bình thường hóa quan hệ hoàn toàn. Liên Xô đã chấp nhận nhượng lại hai hòn đảo Hobomai và Shikotan cho Nhật Bản.
Nhưng điều đó cũng chưa giải tỏa hết tranh chấp lãnh thổ.
Từ 60 năm qua, bất đồng này vẫn luôn là cản trở lớn khiến hai quốc gia láng giền này chưa thể ký hiệp ước hòa bình.

Dưới thời tổng thống Boris Eltsine, Matxcơva còn dự tính thu hồi hai hòn đảo trên. Tuy nhiên vì nhiều lý do, dự định đó đã không thành. Năm 2004, Putin đã có lần gợi đến khả năng thu hồi 2 hòn đảo.

Có cơ hội nào cho những thỏa thuận hợp tác Nga - Nhật ?

Đa số các chuyên gia thì rất khó có thể đạt được một thỏa thuận vì cả hai, không bên nào chịu nhường lãnh thổ.
Theo chuyên gia Nadège Rolland thuộc Văn phòng nghiên cứu châu Á, tại Washington thì : « Điều khiến cho các cuộc thương lượng trở nên phức tạp là nếu Nhật nhượng bộ phần lãnh thổ ở phương Bắc thì với quần đảo Senkaku thì cũng có thể chứ ? »
Senkaku là quần đảo nằm ở phía nam do Nhật quản lý nhưng Bắc Kinh vẫn đòi chủ quyền.

Tháng 9 vừa qua, tổng thống Nga đã bác bỏ thẳng thừng ý kiến bán lại các đảo tranh chấp cho Nhật. Năm 2010, chuyến thăm một trong những đảo có tranh chấp trong Kuril của tổng thống Nga lúc bấy giờ là ông Dmitri Medvedev đã khiến Tokyo tức giận.

Chưa có gì bảo đảm Tokyo và Matxcơva sẽ ký được hiệp ước hòa bình nhưng hai bên vẫn có thể thỏa thuận với nhau về số phận hai hòn đảo Hobomai và Shikotan.

Ông Abe tìm kiếm gì ở nước Nga ?

Ông Abe muốn tìm kiếm đường vào thị trường Nga rộng lớn cho hàng hóa « Made in Japan ». Nhưng hai vấn đề lớn đối với Nhật Bản là năng lượng và chiến lược.  
Chuyên gia Nadège Rolland phân tích, " 90% nguồn cung ứng năng lượng và nguyên vật liệu cơ bản cho Nhật đi qua vùng Biển Đông và Hoa Đông.

Nhật đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng vì lo ngại những nước láng giềng lớn của mình lộng hành thao túng các tuyến đường hàng hải" .
 Đó là lý do để Nhật quan tâm đến dự án đường ống dẫn dầu ở phía bắc qua nước Nga.

Trong bầu không khí căng thẳng với một nước Trung Quốc bá quyền và hưng hăng trên biển, trên không , Nhật Bản phải đặt vấn đề tương quan lực lượng. ToKyo cũng không khỏi lo lo ngại về mối quan hệ đang có vẻ nồng ấm giữa Matxcơva và Bắc Kinh (hai bên vừa ký hiệp định đối tác chiến lược và tiến các cuộc tập trận chung).

« Sự thông đồng quân sự Nga-Trung được củng cố sẽ là điều bất lợi lớn đối với Tokyo.
Nhật Bản sẽ phải cùng lúc đối phó với hai mặt trận bắc và nam », chuyên gia Nadège Rolland nhận định và phân tích thêm rằng : « Người ta cũng có thể tưởng tượng kịch bản Trung Quốc và Nga bắt tay nhau để gây áp lực quân sự với Nhật cùng lúc trên cả hai mặt trận đó.

Đó là điều đã xảy ra trong những tháng gần đây khi mà mà ở bầu trời phía bắc các máy bay MiG của Nga bay lượn, trong khi đó các tàu tuần duyên Trung Quốc lại dập dìu trong lãnh hải Nhật ở phía nam.

Ý tưởng của Tokyo là để tranh kịch bản đó thì phải xích lại gần Matxcơva ». Điều này càng có lý khi mà Hoa Kỳ giảm dần hiện diện ở châu Á như tổng thống tân cử Donald Trump đã đánh tiếng gần đây.

Còn ông Putin cần gì ở người Nhật ?

“ Không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi liệu Nga có cần đến Nhật Bản hay không”.
Đó là phát biểu mới đây của ông Alexander Panov, cựu đại sứ Nga tại Tokyo, trên tạp chí Foreign Policy.

Tuy nhiên ông Putin vẫn cần đầu tư của người Nhật để phát triển vùng Viễn Đông. Nước Nga vẫn đang tìm kiếm các hợp đồng. Nga đã ký được các hợp đồng bán vũ khí cho Ấn Độ, Việt Nam, bán dầu lửa cho Trung Quốc.

Ngoài chuyện làm ăn, đến với nước Nhật lần này, ông Putin còn mang tham vọng phá vỡ mặt trận chống Nga của phương Tây cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga sau vụ sáp nhập Crimée.

Có thê ông Putin không muốn bó bó buộc tay chân vào một đối tác duy nhất, dù đó là đối tác chiến lược, như Trung Quốc. Con đại bàng Nga hai đầu đang nhìn về châu Á, cùng lúc sang hai hướng.

Switch mode views: