Châu Á sát cánh chống phi toàn cầu hóa : nói dễ, làm khó
- Thứ Hai, 21 tháng Mười Một năm 2016 17:26
- Tác Giả: Thanh Hà
Thượng đỉnh APEC 2016.
Reuters
APEC chống phi toàn cầu hóa, chống bảo hộ mậu dịch và cam kết không phá giá đồng tiền. Liệu tuyên bố này có là « cái vỏ rỗng » khi mà các thành viên APEC đều lấy xuất khẩu làm lực đẩy kinh tế ?
Kết thúc Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ở Lima, Peru, 21 thành viên ra về với lời cam kết « tăng cường hợp tác thương mại » trong bối cảnh xu hướng chống đối tiến trình toàn cầu hóa tại châu Âu lên cao.
Còn ở Mỹ, sau chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 08/11/2016, Hoa Kỳ đang quay lưng lại với tất cả các hiệp định tự do mậu dịch.
Làn sóng bảo hộ đang dâng cao tại nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu, điển hình là cử tri Anh Quốc, tháng 06/2016 đã quyết định chia tay với Bruxelles.
Gần đây hơn, ngày 27/10/2016, lễ ký kết Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch song phương giữa Liên Hiệp Châu Âu với Canada CETA đã không thể diễn ra như dự kiến vì sự chống đối của một phần công luận Bỉ.
Liên Hiệp Châu Âu không thể đặt bút ký vào hiệp định CETA nếu không có sự đồng thuận của tất cả 28 thành viên.
Đàm phán giữa hai bờ Đại Tây Dương để tiến tới việc thành lập một khu vực tự do mậu dịch chung giữa liên Âu và Hoa Kỳ qua Hiệp ước TTIP đang bị bế tắc.
Trong buổi làm việc cuối cùng giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Đức Angela Merkel tuần trước, bà Merkel đã phải nhìn nhận, trong tình trạng hiện tại, không hy vọng thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương TTIP tiến xa hơn.
Nhìn đến Hiệp định TPP giữa Hoa Kỳ với 11 đối tác trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam : có nhiều dấu hiệu cho thấy tổng thống tương lai Donald Trump sẽ cho thỏa thuận mới được ký kết cách nay một năm vào quên lãng.
Với bản thân Hoa Kỳ, để có hiệu lực, Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch xuyên Thái Bình Dương phải được Quốc Hội lưỡng viện thông qua.
Với đảng Cộng Hòa chiếm đa số ở Thượng và Hạ Viện, kịch bản đó ít có khả năng xảy ra.
Đối với các nước trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Canada, từ Hàn Quốc, Trung Quốc đến Malaysia hay Việt Nam, từ New Zealand đến Peru, từ Thái Lan đến Chilê…, viễn cảnh đen tối đang đe dọa các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại các quốc gia này.
Với hầu hết các nước thành viên của APEC, xuất khẩu là một trong những trụ cột của tăng trưởng.
Theo phân tích của bà Déborah Elms, giám đốc điều hành Trung Tâm Châu Á, có trụ sở tại Singapore, trong bối cảnh Châu Âu và Hoa Kỳ đang co cụm lại như vừa nêu, giải pháp tốt nhất đối với Châu Á là phải « tự lực thúc đẩy mậu dịch qua các thỏa thuận tự do mua bán ở cấp vùng ».
Trên thực tế, theo một nghiên cứu được chính Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương công bố trong tuần qua, tính đến cuối năm 2015, có tổng cộng 145 thỏa thuận thương mại đang được tiến hành giữa các nước trong khu vực, và 30 trong số đó đã hoàn tất từ 2008.
Nhưng ý tưởng châu Á sát cánh bên nhau để cưỡng lại làn sóng bảo hộ đang dấy lên từ Âu, Mỹ liệu có phải chỉ là những lời nói suông khi biết rằng, bản thân các nước châu Á hay châu Mỹ vừa là đối tác, vừa là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau?
Không phải tình cờ mà trước Diễn đàn APEC, Indonesia đã đề nghị Việt Nam cùng ấn định một mức lương chuẩn, để tránh nhiều nhà đầu tư quốc tế tìm sang Việt Nam mở cơ sở, vì nhân công Việt Nam rẻ hơn so với ở Indonesia.
Một hệ quả không kém nguy hiểm khác là Âu - Mỹ càng chủ trương bảo hộ chừng nào, thì lại càng tạo cơ hội cho Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tới vùng Châu Á - Thái Bình Dương.
Thượng đỉnh Lima, Peru, vừa khép lại là diễn đàn để ông Tập Cận Bình lôi kéo các đồng minh của Mỹ về phía Trung Quốc qua Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP), mà mục tiêu sau cùng là thành lập cả một Khu Vực Thương Mại Tự Do Châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn.
Trung Quốc thủ lợi nhiều trong dự án này, như ghi nhận của chuyên gia kinh tế của cơ quan tư vấn IHS Global Insight, Rajiv Biswas.
Theo ông, nếu Hoa Kỳ thực sự « thay đổi chính sách thương mại với các đối tác châu Á, thì chẳng khác nào khuyến khích cho một số sáng kiến khác trong khu vực ».
Một số các nhà phân tích khác thì cho rằng, phương Tây sẽ thiệt thòi nhiều nếu đi theo con đường bảo hộ, và những thành phần bị thua thiệt đầu tiên chính là người tiêu dùng.
Tin mới
- Pháp : Nguy cơ khủng bố vẫn « rất cao » - 22/11/2016 16:36
- Philippines : Trẻ em 9 tuổi có thể bị phạt tù theo một dự luật mới - 22/11/2016 16:28
- Miến Điện : Hậu duệ hoàng gia được phép tổ chức tưởng niệm - 22/11/2016 16:22
- Malaysia : Bị cáo buộc khủng bố vì chống tham nhũng - 22/11/2016 15:38
- Biển Đông : Việt Nam thách thức Trung Quốc - 22/11/2016 15:15
- Ông Trump tuyên bố bỏ TPP ngay ngày đầu làm Tổng thống - 22/11/2016 01:23
- Bùng nổ tranh luận khi biểu tượng cờ đỏ xuất hiện ở Cali - 22/11/2016 01:13
- Syria : Damas bác bỏ đề xuất của LHQ cho đối lập « tự trị » ở Aleppo - 21/11/2016 18:44
- François Fillon : Chú rùa phe hữu trong cuộc đua vào Elysée? - 21/11/2016 18:33
- Bầu cử tổng thống Pháp : Cựu tổng thống Sarkozy bị loại khỏi cuộc đua - 21/11/2016 17:47
Các tin khác
- Philippines và Trung Quốc muốn lập khu bảo tồn biển tại Scarborough - 21/11/2016 17:18
- Đối lập Hàn Quốc xem xét khả năng phế truất tổng thống - 21/11/2016 17:05
- Việt Nam tìm con đường thay thế hiệp định TPP - 21/11/2016 14:21
- NGƯỜI THÂN TÍN CỦA CLINTON XỊN TỊ NẠN CHÍNH TRỊ Ở NGA - 21/11/2016 03:07
- HILLARY Ở ĐÂU TRONG ĐÊM BỊ THẤT CỬ? - 21/11/2016 02:32
- New York cố bảo vệ Trump Tower không làm gián đoạn giao thông - 21/11/2016 00:09
- Trump và Romney gặp nhau - 20/11/2016 23:51
- Aleppo tiếp tục bị dội bom, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc đến Damas - 20/11/2016 21:12
- Đức : Thủ tướng Angela Merkel nhắm đến nhiệm kỳ thứ tư - 20/11/2016 20:56
- Biển Đông : Manila « để qua một bên » xung khắc chủ quyền với Bắc Kinh - 20/11/2016 20:15