Ấn Độ Nhật Bản thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự
- Thứ Sáu, 11 tháng Mười Một năm 2016 16:54
- Tác Giả: Thanh Hà
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (P) và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc họp báo chung tại Tokyo, ngày 11/11/2016
REUTERS/Franck Robichon
Hợp tác kinh tế, hạt nhân và kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Ấn Độ. Đó là những hồ sơ chính trong chuyến công du Nhật Bản hai ngày, kể từ ngày 11/11/2016, của thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi.
Tokyo và New Delhi ký kết thỏa thuận hạt nhân dân sự vào sáng 11/11, ngày đầu chuyến công du Nhật Bản của thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi.
Theo thỏa thuận vừa được ký kết, Tokyo cung cấp nhiên liệu, trang thiết bị và công nghệ cho các nhà máy điện hạt nhân Ấn Độ.
Cụ thể hơn, New Delhi đang đàm phán với công ty Westinghouse Electric, thuộc tập đoàn Toshiba của Nhật, để xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân tại miền nam Ấn Độ.
Mục tiêu mà nội các Modi đề ra là vào năm 2032, tăng gấp 10 lần khả năng sản xuất điện hạt nhân của Ấn Độ.
Đây là lần đầu tiên Tokyo cung cấp công nghệ điện hạt nhân cho một quốc gia không phê chuẩn Hiệp ước chống phổ biến hạn nhân.
Về phía New Delhi, thỏa thuận được ký kết tại Tokyo là một cột mốc quan trọng, cho phép Ấn Độ tiếp cận với công nghệ hạt nhân.
Một hồ sơ nổi bật khác liên quan đến dự án Nhật xuất khẩu thủy phi cơ cứu hộ US-2 cho Hải Quân Ấn Độ.
Đây có thể là lần đầu tiên Tokyo xuất khẩu trang thiết bị quân sự, kể từ khi thủ tướng Abe sửa đổi bản Hiến Pháp chủ hòa cấm Nhật Bản xuất khẩu vũ khí.
Trước khi làm việc với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Modi đã tiếp kiến Nhật hoàng Akihito.
Trả lời báo chí, thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh đến những « mối tương đồng » giữa hai nước và theo ông Modi, quan hệ chặt chẽ song phương là nền tảng để châu Á được « ổn định ».
Chuyến công du Nhật Bản lần này của thủ tướng Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Châu Á.
Hoa Kỳ, một đối tác quan trọng của Ấn Độ và đồng minh thân thiết của Nhật Bản, vừa bầu lên một vị tổng thống mới, Donald Trump, với chủ trương đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết, “America First”, đang gây lo ngại.
Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã từng đẩy mạnh hợp tác quân sự qua các cuộc tập trận ba bên thường niên.
Tin mới
- Abe sẽ nhấn mạnh với Trump về tầm quan trọng của trục Nhật-Mỹ - 13/11/2016 22:41
- Dân Mỹ tiếp tục biểu tình phản đối Donald Trump - 12/11/2016 23:36
- Thượng đỉnh Ấn-Nhật lại nêu Biển Đông trong tuyên bố chung - 12/11/2016 23:01
- Hàn Quốc : Biểu tình rầm rộ tại Seoul đòi tổng thống từ chức - 12/11/2016 22:52
- Miến Điện xét lại dự án đập thủy điện do Trung Quốc đầu tư - 12/11/2016 22:24
- Việt Nam : Du lịch bùng nổ, « nóc nhà Đông Dương » bị đe dọa - 12/11/2016 15:54
- Chính quyền Obama đình hoãn thủ tục thông qua TPP - 12/11/2016 15:39
- Venezuela : Chính quyền và đối lập trở lại bàn đàm phán - 11/11/2016 18:49
- D.Trump chuẩn bị nhiệm kỳ với lãnh đạo lưỡng viện Quốc Hội Mỹ - 11/11/2016 18:42
- Đồng minh châu Á cố duy trì quan hệ an ninh với Mỹ - 11/11/2016 18:33
Các tin khác
- Seoul lo ngại hợp tác quốc phòng Mỹ-Hàn suy giảm - 11/11/2016 16:48
- Ivanka Trump – cô con gái hoàn hảo của tân Tổng thống Donald Trump - 11/11/2016 03:09
- Việt Nam có vẻ thất vọng khi ông Trump đắc cử - 11/11/2016 02:02
- Luật Sư Kim Nguyễn đắc cử chánh án Los Angeles County - 11/11/2016 01:09
- Chiến thắng Trump ảnh hưởng Canada ra sao? - 11/11/2016 00:58
- Cộng Hòa có triển vọng tiếp tục kiểm soát Hạ Viện - 11/11/2016 00:47
- Đầu não Daech đã ra lệnh tấn công Paris và Bruxelles năm 2015 - 10/11/2016 22:50
- Nhật Bản lo ngại bị nước Mỹ của Donald Trump bỏ rơi - 10/11/2016 22:42
- Donald Trump khiến các đồng minh châu Á lo lắng, Bắc Kinh hoài nghi - 10/11/2016 22:35
- Châu Âu "mài gươm" chống thép tránh thuế của Trung Quốc - 10/11/2016 22:25