Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Các hiệp định thương mại của Obama lao đao vì bầu cử Mỹ

obam-chau a

Biểu tình phản đối hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) tại Bruxelles ngày 12/07/2016.
REUTERS/Francois Lenoir

Những hiệp đinh tự do thương mại rộng lớn mà tổng thống Mỹ mơ ước có được trước khi rời Nhà Trắng vào tháng Giêng 2017, vẫn gặp sóng gió.

Mối đe dọa lớn nhất là các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ cũng như Châu Âu.

Trong mắt giới phân tích, dù ông Obama có chạy nước rút đi chăng nữa, thì hai hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Xuyên Đại Tây Dương (TTIP), dù chưa « chết », nhưng những chướng ngại trên con đường hoàn tất hầu như khó thể vượt qua.

Lý do là những tính toán chính trị ở Mỹ cũng như Châu Âu vào lúc chính quyền Obama sắp mãn nhiệm.

Về hiệp định TPP với các đối tác Châu Á-Thái Bình Dương, trước mắt thì cả hai ứng viên tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và Donald Trump đều chống đối, mặc dù hiệp định đã được ký kết tháng 10/2015, và chỉ chờ Quốc Hội Mỹ thông qua.

Những người chống đối hiệp định này luôn nêu hệ quả của TPP trên công việc làm ở Mỹ cho nên nó đã trở thành một chủ đề nóng bỏng các cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội tháng 11 này.

Về hiệp định với Châu Âu TTIP, đàm phán vẫn còn nhiều vướng mắc và lãnh đạo Châu Âu, nhất là Đức Pháp đứng trước bầu cử quan trọng vào năm tới, cũng đang chống đối

Tổng thống Pháp François Holllande, ngày 30/08, nói rõ đàm phán sẽ « không dẫn đến một thỏa thuận từ đây đến cuối năm ».

Ở Đức, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Kinh tế, Sigmar Gabriel đánh giá vào Chủ Nhật 28/08 là đàm phán đã « thất bại trên thực tế ».
Hiệp định này bị phía Châu Âu đánh giá là quá có lợi cho phía Mỹ.

Giới phân tích, như ông Gary Hufbauer, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Tế Peterson ở Washington, cho là các cuộc đàm phán đang trong bế tắc, ít ra là cho đến 2018, cho dù các nhà thương thuyết đều cho rằng công việc vẫn tiếp tục.

Ông Hufbauer giải thích là thời hạn quy định đã qua rồi và ông thuộc phái bi quan, nghĩ là « hiệp định chết hơn là sống ». Bà Frances Burwell, Atlantic Council, đã ví von một cách hóm hỉnh : « giữa Hoa Kỳ và Châu Âu không bao giờ dễ cả, đấy là hai con voi thương lượng với nhau ».

Theo các chuyên gia, tổng thống Obama có thể thúc đẩy hai hiệp định này trước khi rời Nhà Trắng : ông có thể đưa TPP ra phê chuẩn sau ngày bỏ phiếu 8/11 và trước khi Quốc Hội mới bắt đầu làm việc vào tháng Giêng, khi sức ép chính trị giảm bớt, có điều hy vọng thành công chỉ là 1% vì đảng Công Hòa nắm đa số rất là chỉa rẽ.

Về TTIP, ông Obama cũng có thể thúc đẩy đàm phán và kết thúc vào thời hạn ông muốn nhưng sẽ phải nhượng bộ rất nhiều, với nguy cơ để lại bão táp chính trị cho người kế nhiệm.

Người ta chờ xem tân tổng thống Mỹ sẽ xử lý thế nào hai hiệp định này.

Switch mode views: