Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Indonesia sẽ đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài, gồm cả tàu Trung Quốc

indonesia-biendong

Ảnh minh họa : Tàu hải quân Indonesia KRI Imam Bonjol (T) chận một tàu cá Trung Quốc tại vùng biển gần đảo Natuna, ngày 17/06/2016
Reuters

Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 71 ngày đất nước được độc lập, 17/08/2016, Jakarta đã loan báo kế hoạch đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài bị tịch thu khi vào đánh bắt trộm trong hải phận Indonesia.

Theo tiết lộ của hãng tin Mỹ Bloomberg, đa số tàu bị đục chìm là tàu Việt Nam, nhưng cũng có một vài tàu Trung Quốc.

Ngay từ hôm qua, 15/08, chính quyền Indonesia đã bắt đầu ra tay, khi cho đánh chìm ít nhất tám chiếc tàu cá Philippines ngoài khơi tỉnh Bắc Maluku và tỉnh Bắc Sulawesi.
Cả hai vùng biển này của Indonesia nổi tiếng là nhiều cá nên thường thu hút ngư dân nước khác đến đánh bắt trộm.

Không rõ là 8 tàu cá Philippines kể trên có nằm trong số 71 chiếc mà Indonesia có kế hoạch nhận chìm nhân dịp quốc khánh hay không, một kế hoạch sẽ được thực hiện tại nhiều nơi ở Indonesia.

Theo chính quyền Indonesia, hàng năm đất nước họ bị mất khoảng 25 tỷ đô la thu nhập do nạn đánh cá trái phép, vì thế họ đã quyết định phá hủy công khai các chiếc tàu cá ngoại quốc bị bắt giữ khi xâm nhập trái phép vùng biển Indonesia.

Kể từ cuối năm 2014, đã có hơn 170 tàu cá mang quốc tịch khác nhau bị phá hủy để làm gương.
 Phương pháp được Jakarta sử dụng là phá nổ để nêu bật tính chất răn đe. Tuy nhiên, biện pháp đó bị đánh giá là gây tổn hại cho môi trường, cho nên lần này Indonesia dùng cách đục thủng để cho tàu chìm.

Việc đưa tàu cá Trung Quốc vào diện bị phá hủy rất được chú ý trong bối cảnh gần đây, Bắc Kinh đã không ngần ngại đưa tàu hải cảnh đến bảo vệ tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia, và sẵn sàng uy hiếp tàu chấp pháp Indonesia để đánh tháo cho các tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ.

Trung Quốc cho rằng vùng biển xung quanh quần đảo Natuna là ngư trường truyền thống của mình, điều đã bị Indonesia bác bỏ.

Tháng Sáu vừa qua, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tổ chức một cuộc họp nội các trên chiến hạm KRI Imam Bonjol, có nhiệm vụ tuần tra vùng biển Natuna để bắn đi tín hiệu cứng rắn về phía Bắc Kinh.
Sau đó một tháng, đến lượt nữ bộ trưởng bộ Thủy Sản Susi Pudjiastuti xác nhận là sẽ đích thân đến Natuna để “chứng kiến việc đánh chìm nhiều tàu nước ngoài”, và tuyên bố rằng chỉ có người Indonesia mới có quyền đánh cá trong vùng biển Indonesia.

Switch mode views: