Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tokyo phản đối Bắc Kinh cho tàu xâm nhập lãnh hải Nhật

japan-china 3

Ngày 09/08/2016, ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa để phản đối vụ đưa tàu xâm nhập vùng biển Nhật Bản.
Kyodo/ REUTERS

Trong một động thái ngoại giao càng lúc càng kiên quyết, Nhật Bản vào hôm nay, 09/08/2016 lại triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Tokyo lên bộ Ngoại Giao để phản đối việc Bắc Kinh liên tiếp cho tàu Hải Cảnh tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Tokyo đã yêu cầu Bắc Kinh cho rút ngay lập tức đội tàu của mình ra khỏi khu vực để giảm bớt căng thẳng.

Đây là lần thứ hai trong không đầy một tuần mà đại sứ Trung Quốc tại Tokyo bị triệu mời lên bộ Ngoại Giao Nhật để nghe phản đối.
Hôm thứ Sáu 05/08 là ở cấp thứ trưởng, còn hôm nay là ở cấp bộ trưởng.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida lần này đã xác định với đại sứ Trung Quốc rằng « môi trường quan hệ Nhật-Trung đang xấu đi đáng kể », và Tokyo « không thể chấp nhận việc (Trung Quốc) có những hành động đơn phương gây căng thẳng ».
Nhật Bản cho rằng Trung Quốc phải cho rút tàu của mình ra khỏi khu vực để giảm nhiệt căng thẳng.

Tokyo đã có động thái ngoại giao cứng rắn kể trên trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng cho tàu Hải Cảnh tiến vào khu vực chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Từ thứ Sáu tuần trước, lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã phát hiện cả chục tàu Hải Cảnh Trung Quốc trong khu vực bị Trung Quốc tranh cấp.

Đến sáng nay, Tuần Duyên Nhật Bản xác định rằng đã có nhiều chiếc tàu Trung Quốc bên trong vùng hải phận Nhật Bản xung quanh Senkaku, và hơn một chục chiếc khác gần đấy.

 Vào hôm qua, có đến 15 tàu Hải cảnh Trung Quốc bị phát hiện, một số lượng đông đảo nhất từ trước đến nay.
Từ hôm Chủ Nhật, khoảng 230 chiếc tàu cá Trung Quốc, được 7 chiếc tàu Hải Cảnh bảo vệ đã ồ ạt xâm nhập vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Điểu đáng nói là trong số đó có 4 chiếc được thấy là có trang bị vũ khí.

Giới quan sát ghi nhận là rất hiếm khi có một đoàn tàu cá đông như vậy tại vùng Senkaku/Điếu Ngư, một dấu hiệu cho thấy ý đồ leo thang tranh chấp của Bắc Kinh.

Bị Tokyo phản đối, đại sứ Trung Quốc vẫn tiếp tục làm ngơ với luận điệu truyền thống : Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền Trung Quốc, và việc tàu Trung Quốc hoạt động trong khu vực là điều « tự nhiên ».

Thậm chí vị đại sứ này còn cho rằng tàu Hải Cảnh Trung Quốc được điều đến nơi để bảo đảm sao cho hoạt động gia tăng của ngư dân Trung Quốc « không làm cho tình hình phức tạp thêm ».

Switch mode views: