Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ngày càng có nhiều nhà dưỡng lão Mỹ đuổi bệnh nhân khó khăn


WASHINGTON, DC (AP) - Các nhà dưỡng lão ở Mỹ đang ngày càng trục xuất nhiều bệnh nhân bị coi là “khó khăn” của họ, bất chấp các bảo vệ dành cho một trong những thành phần được coi là yếu đuối nhất trong xã hội, theo giới tranh đấu cho người cao niên và tàn tật.

Duong-Lao

(Hình minh họa: Thomas Samson/AFP/Getty Images)

Những người bị đuổi khỏi các nhà dưỡng lão này thường là giới nghèo và bị các bệnh khó chăm nom như lú lẫn, trong khi gia đình của họ không biết phải làm gì, theo nguồn tin trên.

Ban giám đốc các nhà dưỡng lão thường muốn giảm bớt các bệnh nhân thuộc thành phần này để giảm gánh nặng lao động, để dành chỗ cho những người dễ trông coi hơn và do đó đem lợi nhuận nhiều hơn.

“Khi nào họ chán việc phải trông nom những bệnh nhân này, họ đuổi những người này ra,” theo lời ông Richard Mollot, thuộc liên minh có tên Long Term Care Community Coalition, một nhóm ở New York.

Các đơn khiếu nại và đơn kiện khắp nước Mỹ trong thời gian qua cho thấy có sự tăng vọt về số người bị đuổi, vào khoảng 57% từ năm 2000 tới nay, dù rằng những gì thấy được trên giấy tờ chỉ là một phần nhỏ của vấn đề.

Trong năm 2014, có 11,331 đơn khiếu nại với chính phủ Mỹ liên quan đến việc trông nom dài hạn người cao niên.

Tổ chức American Health Care Association, đại diện các nhà dưỡng lão, nói rằng việc đưa các bệnh nhân ra khỏi trung tâm là điều hợp pháp và cần thiết đối với những người không còn có thể giữ an toàn cho chính họ và gây đe dọa cho an toàn của người chung quanh.

Bác Sĩ David Gifford, một phó tổng giám đốc của nhóm này, cho hay cần phải có cuộc thảo luận về chính sách ở tầm vóc quốc gia vì ngày càng có nhiều người với các chứng bệnh khó khăn, vượt quá khả năng chăm sóc của các nhà dưỡng lão.

Tuy nhiên, giới tranh đấu cho quyền lợi của những người ở trong các nhà dưỡng lão cho rằng các nơi này luôn tìm cách khai thác lỗ hổng luật pháp để đuổi các bệnh nhân, như tìm lý do đưa họ vào bệnh viện rồi sau đó không nhận lại, theo ông Eric Carlson, một luật sư của nhóm Justice in Aging.

Luật tiểu bang cho phép việc nhà dưỡng lão tự ý di chuyển bệnh nhân trong một số trường hợp như: đóng cửa ngưng hoạt động; không trả tiền chi phí; gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của những người khác; điều kiện sức khỏe đã cải thiện nên không cần có sự chăm sóc; và hay vì nhà dưỡng lão đó không còn đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân. (V.Giang)

Switch mode views: