Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bắc Kinh bác yêu cầu rút giàn khoan khỏi vùng cửa Vịnh Bắc Bộ

vietnam chine

Tàu tầu duyên 8003 Việt Nam theo dõi hoạt động của tàu Trung Quốc xung quanh khu vực giàn khoan HD-981, ngày 15/06/2016.uly 15, 2014
REUTERS/Martin Petty/Files

Đúng một hôm sau khi bị Việt Nam yêu cầu rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển chưa được phân định giữa hai nước tại cửa Vịnh Bắc Bộ, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm qua, 08/04/2016, đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu của Việt Nam, viện lẽ giàn khoan của họ đang hoạt động trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng : « Hoạt động (của giàn khoan) diễn ra ở vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và là một hoạt động thăm dò thương mại ».
Đối với Bắc Kinh, « Các bên liên quan nên có cái nhìn khách quan và hợp lý về vấn đề này ».

Trung Quốc đã có phản ứng như trên sau khi phía Việt Nam, hôm 07/04, đã chính thức có công hàm phản đối việc Bắc Kinh lại đưa giàn khoan HD-981 đến một khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi mà « Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định ».

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan ra khỏi khu vực, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình.

Vào tháng 05/2014, Trung Quốc đã kéo giàn khoan HD-981 này vào hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong vòng 10 tuần lễ, làm quan hệ Việt-Trung căng thẳng hẳn lên.

Hành động của Trung Quốc đã bị đánh giá là khiêu khích, và theo hãng tin Anh Reuters, nhiều chuyên gia đã xem đấy là một tính toán sai lầm của Bắc Kinh, đã thúc đẩy Việt Nam xích lại gần Mỹ một cách dứt khoát hơn.

Từ đó đến nay, Việt Nam luôn theo dõi chặt chẽ nhất cử nhất động của giàn khoan Trung Quốc, và chỉ mới đây thôi, vào tháng Giêng vừa qua, cũng đã lên tiếng tố cáo Bắc Kinh mang giàn khoan này vào vùng chồng lấn trên biển gần Vịnh Bắc Bộ.
Lời phản đối của Việt Nam lúc đó cũng đã bị Bắc Kinh bác bỏ.

Switch mode views: