Vương Nghị : Trung Quốc luôn là bạn hữu của Miến Điện
- Thứ Tư, 06 tháng Tư năm 2016 17:33
- Tác Giả: Thu Hằng
Tân ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) ngày 5/04/2016, tại thủ đô Naypyidaw.
REUTERS/Thar Byaw
Sau cuộc hội kiến với đồng nhiệm Trung Quốc ngày 05/04/2016 tại thủ đô Naypyidaw, tân ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi khẳng định tầm quan trọng trong mối bang giao với Trung Quốc.
Theo hãng tin AFP, giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1991 Aung San Suu Kyi nhấn mạnh trước báo giới rằng mối quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc « rất quan trọng về mọi mặt, chính trị, xã hội và kinh tế ».
Về phần mình, ngoại trưởng Vương Nghị cho biết chính phủ Trung Quốc luôn tâm niệm « thiết lập mối quan hệ tin tưởng » giữa hai nước và Bắc Kinh luôn ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc tại Miến Điện.
Ông nói thêm : « Trung Quốc là một láng giềng tốt của Miến Điện. Chúng tôi muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước ».
Không một chi tiết nào được tiết lộ từ nguồn tin chính thức về nội dung các cuộc đàm phán giữa Aung San Suu Kyi và Vương Nghị.
Trung Quốc là đối tác kinh tế số 1 của Miến Điện dù quốc gia Đông Nam Á đã thực hiện chính sách mở cửa từ năm 2011 sau khi chấm dứt chế độ quân sự.
Từ khi chính quyền quân sự Miến Điện quyết định giải thể, Bắc Kinh luôn lo ngại cho tương lai của nhiều dự án có quy mô lớn, như dự án nhà máy thủy điện trên sông Irrawaddy tại Myitsone thuộc bang Kachine (miền bắc Miến Điện) để cung cấp điện cho Trung Quốc.
Công trình có giá trị 3,6 tỉ đô la và do tập đoàn năng lượng China Power Investment Corp làm chủ thầu.
Thế nhưng, dự án trên có nguy cơ bị đảng Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ, hiện đang cầm quyền, hủy bỏ.
Tháng 06/2015, bà Aung San Suu Kyi, lúc đó đang giữ vai trò đối lập, bất ngờ đến Bắc Kinh theo lời mời của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Chuyến công du được đánh giá mang ý nghĩa lịch sử trong mối quan hệ song phương. Bà được thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp đón trước khi hội kiến chủ tịch Tập Cận Bình.
Sau khi chấm dứt chế độ quân sự vào năm 2011, quan hệ của Trung Quốc với Miến Điện luôn vấp phải các vấn đề thương mại (như mở cửa cho vốn đầu tư nước ngoài và chấm dứt chế độ độc quyền của các nhà đầu tư Trung Quốc) và căng thẳng tại khu vực biên giới liên quan tới các cuộc xung đột giữa chính quyền trung ương và những tộc người thiểu số Miến Điện.
Tin mới
- Nhập cư, trọng tâm cuộc họp Hội đồng bộ trưởng Pháp-Đức - 07/04/2016 20:58
- Biển Đông : Indonesia tăng cường lực lượng ở Natuna để chống Trung Quốc - 07/04/2016 19:52
- Malaysia : Quốc Hội yêu cầu điều tra vụ « thất thoát » 3 tỷ đô la - 07/04/2016 19:34
- Pháp rụt rè « chuyển trục » sang châu Á - 07/04/2016 19:12
- Việt Nam đòi Trung Quốc rút giàn khoan, chấm dứt gây căng thẳng - 07/04/2016 18:09
- Hà Nội đề nghị tạm ngưng mua ống dẫn nước của Trung Quốc - 06/04/2016 21:41
- Bầu sơ bộ Mỹ, Ted Cruz và Bernie Sanders về ngược - 06/04/2016 20:24
- Đề phòng bất trắc, tổng thống Nga thành lập “ngự lâm quân” - 06/04/2016 20:16
- Pháp liệt Panama vào « thiên đường trốn thuế » - 06/04/2016 17:58
- Gián điệp kinh tế : Washington nghi ngờ Bắc Kinh không giữ cam kết - 06/04/2016 17:50
Các tin khác
- Bắc Triều Tiên đã gắn được đầu đạn hạt nhân vào tên lửa tầm trung ? - 06/04/2016 17:23
- Hồng Kông : Lãnh tụ sinh viên bị từ chối mở tài khoản ngân hàng - 06/04/2016 17:14
- Luật Báo chí Việt Nam : Tư nhân vẫn chưa được ra báo - 06/04/2016 16:29
- Ông Trump tiết lộ cách buộc Mexico trả tiền xây tường biên giới - 06/04/2016 01:04
- Nhiều nước mở điều tra sau vụ Panama Papers - 06/04/2016 00:38
- « Panama Papers » : Kremlin tố cáo « mưu đồ » gây bất ổn Nga - 06/04/2016 00:20
- Bắc Triều Tiên lại có hoạt động « đáng ngờ » về hạt nhân - 05/04/2016 21:25
- « Panama Papers » : Bình Nhưỡng có một công ty bình phong - 05/04/2016 21:19
- Thái Lan : Nhiều ONG tố cáo sắc lệnh mới trao thêm quyền cho quân đội - 05/04/2016 19:19
- Bà Aung San Suu Kyi tiếp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - 05/04/2016 19:11