Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ lưu ý Trung Quốc : Không nên dùng Hải Quân hù dọa tầu cá

Tauca VN


Một tàu Việt Nam (T) bị tàu Trung Quốc đánh chìm gần các đảo Hoàng Sa. Mảnh tàu được thấy gần tàu Trung Quốc (P). Ảnh 29/05/2014.
REUTERS/Stringer

Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc sử dụng Hải Quân để hù dọa tàu cá các quốc gia khác trong các vùng có tranh chấp ỏ Biển Đông.
 

Lời lưu ý này được đưa ra vào hôm qua, 02/03/2016 sau các thông tin từ phía Philippines cáo buộc Bắc Kinh điều động tàu Hải Quân và Hải Cảnh đến một rạn san hô trên Biển Đông, ngăn không cho ngư dân Philippines đến ngư trường truyền thống của họ.

Trong buổi họp báo thường kỳ tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner xác định rằng Washington đã nhận được các thông tin báo chí về tàu chiến Trung Quốc hoạt động gần rạn san hô Hải Sâm (Jackson Atoll), trong một vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

Phát ngôn viên Mỹ nhấn mạnh : « Chúng tôi (tức là Mỹ) không muốn họ (tức là Trung Quốc) sử dụng lực lượng Hải Quân để hù dọa tàu cá nước khác trong khu vực đó ».
Bộ Ngoại Giao Mỹ đã có phản ứng như trên vài tiếng đồng hồ sau khi nhiều quan chức Philippines tố cáo Trung Quốc về việc đã điều động đến 7 chiếc tàu đến khu vực rạn san hô Hải Sâm (mà Philippines gọi là Quirino trong những tuần lễ gần đây, và cảnh cáo ngư dân Philippines là không được đến đánh bắt tại một vùng vốn là ngư trường truyền thống của họ.

Rạn Hải Sâm nằm giữa đá Vành Khăn (Mischief Reef) - mà Philippines đòi chủ quyền nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1995 - và đảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island), thuộc vùng quần đảo Trường Sa.

Hải Sâm là nơi đã từng xẩy ra vụ một tàu chiến Trung Quốc bị tố cáo là đã bắn cảnh cáo để xua đuuổi tàu cá Philippines vào năm 2011.

Giới quan sát lo ngại Trung Quốc áp dụng lại kịch bản chiếm cứ bãi Scarborough vào năm 2014, khi Bắc Kinh bắt đầu bằng việc dùng sức mạnh phong tỏa bãi cạn này, xua đuổi tàu cá Philippines và dần dà mặc nhiên chiếm cứ thực thể địa lý này.

Switch mode views: