Chuyện cũ nhưng mới của Kim Phúc, nạn nhân bom Napalm
- Thứ Sáu, 19 tháng Hai năm 2016 18:36
- Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm
Suốt 43 năm qua, bà Kim Phúc sống với sự đau đớn kèm sát với mình.
Vào tháng 6 năm 1972 lúc bấy giờ chỉ mới có 9 tuổi, thân thể Phúc bị cháy nát hơn 65% khi máy bay Mỹ oanh tạc thả bom napalm lầm trên một ngôi chùa mà cô bé và gia đình trú ẩn.
Tấm ảnh của Nick Út, nhiếp ảnh gia của Associated Press, chụp cô bé trần truồng chạy la hét vì lửa cháy trên người trở thành nổi tiếng biểu tượng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh này làm Nick Út đoạt giải Pulitzer.
Ảnh của Nick Út chụp bà Kim Phúc, lúc bấy giờ 9 tuổi, cháy phỏng trần truồng chạy khóc thét kinh hoàng.
Khi Nick Út gửi ảnh này cho chủ của mình là Associated Press, một người biên tập viên -editor- tranh luận, không muốn cho đăng báo vì vào thời gian đó, việc in ảnh trần truồng trên báo chí không thể nào xẩy ra.
Thế nhưng hai người khác cãi ngược lại và thắng, nói giá trị bức ảnh này quá quan trọng không thể nào không công bố. Tấm ảnh này đã được "crop", cắt bỏ vài ký giả ngoại quốc bên tay phải.
Thời gian đã làm cho lòng bà Phúc bình thản với quá khứ đã xẩy đến cho mình. Bà ta sáng lập một hiệp hội giúp đỡ thiếu nhi nạn nhân của chiến tranh, trở thành một diễn giả thu hút với câu chuyện của đời mình đầy yêu thương, hy vọng, tha thứ.
Thế nhưng bà ta đầu hàng trong việc tìm kiếm liều thuốc chữa trị cho nỗi đau đớn vẫn còn vì vết phỏng cháy từ bé.
Bà Phúc, 54 tuổi, nói với báo PEOPLE là: "Tôi cầu nguyện là ở thiên đàng tôi sẽ không còn đau đớn và không còn sẹo".
Thế rồi phận số can thiệp.
Vài năm trước, bà bay sang tiểu bang Ohio để nói chuyện ở một hội Rotary địa phương ( "Rotary Club" là một tổ chức thế giới thành lập ở Mỹ vào năm 1905 với hội viên là những người chuyên nghiệp và thương gia. Mục tiêu của Rotary Club là giúp đỡ dịch vụ xã hội).
Trong số thính giả là ông David Waibel, 71 tuổi, ở Troy, Ohio.
Ông Waibel kể lại cho báo PEOPLE: "Tôi hoàn toàn không biết về nỗi đau đớn của Kim cho đến khi cô ta chia sẻ chuyện của cô ấy với nhóm của chúng tôi.
Trong câu chuyện kể, cô ta nói về sự nhức nhối từ những vết sẹo, và thậm chí có cho chúng tôi thấy một vài vết sẹo đó".
Tình cờ ngẫu nhiên là con gái của ông Waibel là một bác sĩ chuyên trị về da ở Miami, Jill Waibel.
Cô Jill là bác sĩ đi tiên phong trong việc chữa trị bệnh nhân bị phỏng với phương pháp dùng fractional lasers (máy phân tách tialaser thành nghìn phần cực nhỏ chữa trị từng mảng da một của bệnh nhân.
Phương pháp này khác với lối chữa xưa là nó trị cả lớp da bên ngoài lẫn lớp da bên trong cùng một lúc).
Ông Waibel nói: "Tôi đợi sau khi tất cả thính giả rời khỏi phòng thì mới lên gặp cô Kim và với cô ta rằng: 'Tôi nghĩ là con dâu của tôi có thể giúp cô' ".
Waibel đưa số điện thoại của con dâu mình cho bà Phúc. Bà Phúc gọi liên lạc thì cho đến tháng 9 mới bắt đầu sự chữa trị.
Vì tài chánh eo hẹp (bà Phúc và chồng là Bùi Huy Toàn, 56 tuổi, sống với chỉ một lương của chồng làm nhân viên xã hội), bà ta không có tiền để trả tổn phí chữa trị và tiền máy bay, khách sạn bay từ nhà mình ở Toronto, Canada, đến nơi chữa trị là Miami, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.
Cô bác sĩ Jill đã đồng ý chữa miễn phí, cũng tìm được một nhà hảo tâm khác cung ứng tiền trả lệ phí di chuyển cho bà Phúc.
Cô Jill nói: "Chuyện của cô Kim làm tôi rất cảm động, nhất là cô ấy vẫn còn đau nhức. Cô Kim cho chúng ta thấy một hình ảnh kinh khủng của dân lành bị thiệt hại vì chiến tranh.
Hiện giờ khoa học có những tia laser này có thể giúp được".
Bà Kim Phúc vào ngày 25-Sep-2015. Ảnh Nick Út/ AP
Cho đến bây giờ thì bà Phúc đã được chữa trị ba lần và đã cảm thấy dễ chịu hơn (bà ta phải qua bẩy lần chữa trị, hai tháng một lần).
"Những vết sẹo của tôi hơi nhạt đi, và mềm hơn một tí", bà Phúc nói.
Bác sĩ Jill nghĩ rằng cô ta có thể chữa cho đến lúc vết sẹo biến mất, mắt thường không còn thấy, nhưng đối với bà Phúc, không còn đau đớn nữa là đã quá tốt. Bà ta nói:
"Tôi không quan tâm đến việc phải chữa cho vết sẹo biến mất. Tôi chỉ mong muốn nỗi đau nhức tôi chịu đựng suốt 43 năm nay sẽ tan biến".
Bà Phúc vẫn đi khắp mọi nơi truyền bá câu chuyện đầy nghị lực của cuộc đời mình. Bà ta nói:
"Tôi rất đa tạ tôi vẫn còn được sống - để giúp (dù chỉ) một người, tạo được sự khác biệt".
Phụ chú:
1. Tiểu sử bà Phan Thị Kim Phúc, theo Wikipedia và link tham khảo liệt kê cuối cùng ở phần Tài liệu tham khảo (tôi chỉ tóm tắt):
Bà Phan Thị Kim Phúc sinh năm 1963 ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Vào ngày 8-Tháng 6-1972, trong khi chạy loạn chiến tranh cùng gia đình tá túc vào phần đất của VNCH, một máy bay của quân đội VNCH bỏ bom napalm lầm vào đoàn người có bà Phúc, lúc bấy giờ là một đứa bé 9 tuổi, giết chết hai người làng và hai người họ hàng của cô ta.
Bé Phúc bị phỏng nặng, xé hết quần áo. Sau này bà Phúc trong một cuộc phỏng vấn nói là bà ta nhớ hét kinh hoàng "Nóng quá! Nóng quá!" trong tấm hình, và rồi ngất xỉu liền sau đó.
Kim Phúc và Nick Út năm 2012 ở California. Ảnh AP / Damian Dovarganes
Nhiếp ảnh viên Nick Út dắt bé Phúc và các trẻ em bị thương khác vào một nhà thương gần đó.
Vài ngày sau khi bức ảnh trở nên nổi tiếng thế giới, ký giả người Anh Christopher Wain, người đã cho bé Phúc uống nước và đổ nước từ "căn-tin" của mình vào cô bé cho mát, khám phá ra là Phúc vẫn còn sống nên quyết liệt và thành công trong việc đòi hỏi thuyên chuyển Phúc sang nhà thương Barsky của Mỹ ở SàiGòn, nơi duy nhất có máy móc phương tiện chữa phỏng.
Vào lúc sơ khởi, nhà thương thẩm định vết phỏng quá kinh khủng, chắc có lẽ Phúc không thể nào sống sót.
Thế nhưng sau 14 tháng ở nhà thương điều trị và hơn 17 cuộc giải phẫu, kể cả ráp nối da mới, bà Phúc được về nhà.
Sau khi Bắc Việt chiến thắng miền Nam, bà Phúc ghi tên vào học ngành Y nhưng chính quyền Bắc Việt dùng bà là công cụ tuyên truyền, không cho bà học ở trường Đại học.
Tuy nhiên, vào năm 1986, bà Phúc được phép xuất ngoại du học ở Cuba. Ở Cuba, bà gặp ông Bùi Huy Toàn cũng là một sinh viên mà Việt Nam cho phép đi du học.
Năm 1992, hai người lấy nhau, đi honeymoon ở Moscow. Khi máy bay ngừng ở Gander, Newfoundland để đổ xăng (một hòn đảo lớn của Canada về phía Đông), hai người rời máy bay và xin tỵ nạn chính trị ở Canada.
Hiện giờ hai vợ chồng cùng hai con là công dân Canada, ở Ajax, Ontario, gần Toronto, Canada.
Bà Phúc nhận rất nhiều bằng ban khen từ khắp các trường Đại Học về công khó bà truyền bá cho mọi người biết về nạn nhân dân sự chiến tranh.
Năm 1994, bà được UNESCO phong chức UNESCO Goodwill Ambassador (Đại sứ Thiện chí).
2. Nick Út:
Tên thật là Huỳnh Công Út, sinh năm 1951 ở Long An, là nhiếp ảnh viên cho Associated Press. Nick Út là công dân Mỹ, hiện thời ở Los Angeles.
3. Bom Napalm:
Napalm là một loại dầu lửa pha với một chất keo, dễ cháy. Lúc mới sáng chế, công dụng của nó là dính vào building để đốt cháy, nhưng sau này quân đội dùng nó để giết địch hơn là giết building vì nó dính vào người gây phỏng cháy trầm trọng.
(dịch từ báo PEOPLE, bài viết của Nicole Weissensee Egan, số ra ngày Thứ Sáu 19-Feb-2016.
Tin mới
- Mỹ oanh kích trung tâm huấn luyện của Daech tại Libya - 20/02/2016 18:38
- Úc mở đàm phán với sáu nước về di dời người tị nạn - 20/02/2016 18:31
- Matxcơva cảnh cáo kế hoạch tái chiếm Syria của tổng thống Al Assad - 20/02/2016 18:07
- Mỹ lo ngại về chiến sự giữa các nhóm sắc tộc ở miền Bắc Miến Điện - 20/02/2016 17:39
- Trung Quốc cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán - 20/02/2016 17:33
- Mỹ từng cất giữ vũ khí nguyên tử tại Okinawa trước năm 1972 - 20/02/2016 17:00
- Tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông: Chuyên gia Úc lo ngại kịch bản MH-17 - 20/02/2016 16:53
- BỘ TƯ PHÁP HOA KỲ TRUY TỐ HÌNH SỰ CÔNG TY MỸ USPLABS - 20/02/2016 01:55
- Venezuela lần đầu tiên nâng giá dầu để đối phó khủng hoảng - 19/02/2016 23:04
- Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng tấn công lực lượng Kurdistan tại Syria - 19/02/2016 22:59
Các tin khác
- Nữ tử tù mang thai không bị biệt giam theo quy định - 19/02/2016 18:07
- Ấn Độ tung ra loại smartphone giá chỉ $4 - 19/02/2016 17:51
- Indonesia đặt mua chiến đấu cơ Sukhoi của Nga - 19/02/2016 17:28
- Bình Nhưỡng có kế hoạch tấn công khủng bố Hàn Quốc - 19/02/2016 17:13
- Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh tăng cường trừng phạt Bắc Triều Tiên - 19/02/2016 17:06
- Hải quân Việt Nam, Nhật Bản thao dượt chung - 19/02/2016 16:44
- Tỷ phú Mỹ ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - 18/02/2016 23:07
- Tổng thống Mỹ công du Cuba vào tháng Ba - 18/02/2016 22:24
- Syria : Viện trợ nhân đạo đã đến các thành phố bị bao vây - 18/02/2016 22:19
- Mỹ tăng bốn lần quân số tham gia tập trận với Hàn Quốc - 18/02/2016 22:03