Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện đàm phán hòa bình, chạm súng ác liệt ở phía đông

MYANMAR-POLITICS-PEACE

Các đại biểu tham dự đàm phán ở Naypyidaw,12/01/2016.
REUTERS/Soe Zeya Tun

Từ hôm qua, 12/01/2016, hơn 700 chính trị gia, đại diện các nhóm sắc tộc vũ trang và đại diện quân đội đã tham dự một hội nghị hòa bình được tổ chức tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện.

Từ khi giành được độc lập đến nay, Miến Điện đã phải hứng chịu nhiều cuộc xung đột sắc tộc tàn phá đất nước.

Do vậy, hội nghị có nhiệm vụ tiến hành các cuộc thương lượng chính trị để tái lập một nền hòa bình bền vững.
Thế nhưng, trong lúc các cuộc thương lượng diễn ra ở thủ đô, thì giao tranh quân sự giữa quân đội chính phủ và nhiều nhóm sắc tộc vũ trang vẫn diễn ra ác liệt ở phía đông Miến Điện.

  Từ Naypyidaw, thông tín viên Remy Favry gửi về bài tường trình :

« Thương thảo luận tái lập hòa bình trong lúc vẫn tiến hành chiến tranh. Đó là điều đang diễn ra hiện nay tại Miến Điện.

Đại diện giới quân sự, chính trị và các nhóm nổi dậy họp cùng với nhau trong một phòng hội nghị rộng lớn ở thủ đô chính trị Miến Điện. Họ tiến hành thương lượng, có thể trong nhiều tháng, để thành lập một Nhà nước dân chủ, liên bang và thế tục.

Cách đó vài trăm cây số, súng vẫn nổ, trực thăng vẫn quần thảo và hàng trăm người phải chạy lánh nạn.

 Trong những tuần gần đây, các vụ chạm súng diễn ra rất ác liệt tại bang Shan, ở phía đông và bang Arakan, ở phía tây, nơi có một nhóm sắc tộc vũ trang mới vừa lao vào cuộc đọ sức với quân đội chính phủ để kiểm soát lãnh thổ.
Các nhóm nổi dậy rất quyết liệt này, cho đến nay, bị gạt ra khỏi tiến trình thương lượng tái lập hòa bình.

Một số nhóm nổi dậy cho rằng không có vấn đề gì khi tiến hành đàm phán. Theo họ, dù sao chính phủ cũng hiểu là cần có hòa bình để phát triển kinh tế của đất nước và đương nhiên, điều đó cần rất nhiều thời gian.

 Một số nhóm khác thì nghi ngờ sự thực tâm của quân đội. Trong quá khứ, quân đội thường sử dụng chiến lược chia rẽ các lực lượng dân chủ và sắc tộc để dễ bề cai trị hơn ».

Switch mode views: